Trải nghiệm học tập là gì?

Trải nghiệm học tập là thuật ngữ quen thuộc được sử dụng trong đào tạo. Cụ thể nó là gì? Tại sao cần nâng cao trải nghiệm trong học tập và làm cách nào để gia tăng? Hôm nay, L&D vocab sẽ giúp bạn khám phá ngay tại bài viết này. Cùng khám phá ngay nhé!

Trải nghiệm học tập là gì?

Trải nghiệm học tập (Learning experience) xuất hiện trong quá trình người học tham gia tiếp thu kiến thức, kỹ năng. Đây là quá trình đa dạng và liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: cách người học tiếp thu thông tin, tương tác với học viên khác hoặc với Trainer, hoạt động áp dụng kiến thức vào thực tế, cảm xúc của người học khi tham dự khóa đào tạo, cách thức họ tạo dựng kiến thức mới trong tâm trí…

Một trải nghiệm học tập tốt thường liên quan đến việc tạo ra môi trường thú vị, thúc đẩy sự tương tác, tạo điều kiện để học viên tham gia tích cực vào việc học. Điều này có thể được thực hiện thông qua sự đa dạng về phương pháp giảng dạy, sử dụng các tài liệu học phong phú, khuyến khích học viên tham gia các hoạt động như thảo luận, làm việc nhóm và áp dụng kiến thức vào thực tế.

Trải nghiệm cũng bao gồm việc học viên tự xem xét, đánh giá về cách tiếp cận quá trình học tập và những gì đã học được từ đó. Vai trò của học tập trải nghiệm giúp củng cố kiến thức, phát triển kỹ năng tự học và thúc đẩy quá trình liên tục học tập trong cuộc sống.

Tại sao cần nâng cao trải nghiệm học tập

Thứ nhất, nâng cao trải nghiệm giúp học viên nâng cao kết quả đạt được. Theo một bài báo nghiên cứu trên “The Journal of Educational Psychology” (2019), học viên có trải nghiệm học tập tích cực có xu hướng đạt được thành tích cao và hiệu suất tốt hơn trong quá trình học. Do đó, hiệu quả đào tạo cũng được nâng cao.

Thứ hai, nâng cao trải nghiệm đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng đào tạo. Như đã đề cập, trải nghiệm học tập liên quan đến môi trường xung quanh, phương pháp giảng dạy, hoạt động trong lớp,… Do đó, để tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho học viên, buộc bạn phải cải tiến các yếu tố nêu trên.

Thứ ba, việc này khuyến khích học viên tham gia tích cực và tập trung.  Một trải nghiệm thú vị sẽ khiến học viên tích cực tham gia trong quá trình học. Họ sẽ cảm thấy được động viên hơn để tham gia và hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Cách để nâng cao trải nghiệm học tập

Chương trình đào tạo: Đưa ra chương trình học tập phù hợp với nhu cầu người học. Việc này giúp gia tăng động lực học tập cho người tham dự. L&D nên phân tích, khảo sát nhu cầu học tập kỹ càng để giúp nâng cao trải nghiệm.

Phương pháp học tập: Sử dụng đa dạng phương pháp học tập, tạo môi trường tích cực khuyến khích học viên áp dụng. Để nâng cao trải nghiệm, bạn có thể khuyến khích học viên sử dụng các phương pháp như ghi chú cornell, phương pháp pomodoro, phương pháp ôn tập ngắt quãng, thảo luận nhóm, dạy lại kiến thức… nhằm giúp họ trải nghiệm đa dạng, qua đó tự tìm ra phương pháp hiệu quả, phù hợp nhất với bản thân. 

Địa điểm đào tạo: Lựa chọn địa điểm tổ chức đào tạo phù hợp. Tùy thuộc vào nội dung giảng dạy, bạn chọn địa điểm giảng dạy phù hợp, cần đáp ứng các tiêu chí như: địa điểm thuận tiện đi lại, rộng rãi, thoáng, đẹp,… Địa điểm học được đầu tư cũng giúp gia tăng cảm xúc cho người tham dự.

Công nghê: Áp dụng công nghệ để tạo ra trải nghiệm học tập tương tác và trực quan hơn, chẳng hạn như việc sử dụng hệ thống quản lý học tập (LMS), video học tập, ứng dụng học trực tuyến, và nền tảng giao tiếp trực tuyến… 

Đo lường và đánh giá: Sau mỗi khóa học tiến hành đo lường đánh giá để đưa ra đề xuất cải tiến. Để không ngừng gia tăng trải nghiệm học tập, L&D cần cải tiến thường xuyên khóa học. Dựa vào kết quả đánh giá, bạn đề xuất nên tiếp tục làm gì, cải thiện gì để khóa học được tốt hơn, mang đến trải nghiệm nhiều hơn cho người học. 

Tạm kết về trải nghiệm học tập là gì

Trên đây là một số thông tin về học tập trải nghiệm là gì và cách để gia tăng. Hy vọng rằng nó giúp ích được đến công việc của bạn. 

Bài viết thuộc chuỗi L&D vocab – Từ điển để làm đào…tạo. Follow VMP Training để cập nhật thêm nhiều bài viết mới nhất về chủ đề này bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *