Spaced Repetition – Phương pháp ôn tập ngắt quãng

Khám phá phương pháp Spaced Repetition tại bài viết này.
Khám phá phương pháp Spaced Repetition tại bài viết này.

Phương pháp Spaced Repetition được sáng tạo bởi Hermann Ebbinghaus. Ông đưa ra phương pháp ôn tập ngắt quãng khi khám phá ra đường cong lãng quên Ebbinghaus

Dựa vào phương pháp này, bạn có thể xây dựng lịch trình ôn tập cho học viên giúp việc đào tạo nội bộ hiệu quả hơn.  Vậy làm cách nào để thực hiện ôn tập ngắt quãng hiệu quả? Cùng khám phá tại bài viết này nhé!

Bài viết này thuộc chuỗi Tips For Learner 

Bí quyết để việc học dễ như ăn bánh.

Khám phá Follow

Phương pháp Spaced Repetition là gì?

Spaced Repetition – ôn tập ngắt quãng là một phương pháp học hiệu quả dựa trên việc sắp xếp việc ôn lại kiến thức theo các khoảng thời gian cụ thể. Nhà tâm lý học người Đức Hermann Ebbinghaus sáng tác ra phương pháp này khi ông khám phá ra định luật của đường cong lãng quên.

Phương pháp ôn tập ngắt quãng được sáng tạo dựa trên đường cong lãng quên.
Phương pháp ôn tập ngắt quãng được sáng tạo dựa trên đường cong lãng quên.

Ý tưởng của phương pháp này là kiến thức sẽ được lập lịch ôn ngay trước khi bạn quên. Ví dụ, khi tiếp cận một kiến thức mới, ban đầu bạn lập lịch ôn mỗi ngày 1 lần trong tuần đầu tiên. Qua tuần thứ 2, vì đã quen với kiến thức, bạn giãn thời gian ôn tập chỉ còn 2 lần/tuần. Và thời gian ôn tập sẽ càng giãn ra khi bạn càng thân thuộc với kiến thức đó.  

Có nhiều ứng dụng và công cụ hỗ trợ phương pháp Spaced Repetition như Anki, SuperMemo, Quizlet và Memrise. Các công cụ này giúp bạn lập lịch ôn tập kiến thức theo nguyên tắc Spaced Repetition và cung cấp các flashcard, bài tập tùy chỉnh giúp bạn ôn tập một cách có hệ thống và hiệu quả.

Các bước thực hiện phương pháp Spaced Repetition

Bước 1, xác định kiến thức cần học. Đồng thời tạo flashcard hoặc note ghi chú cho từng mục kiến thức. Flashcard bao gồm một mặt chứa thông tin cần ghi nhớ và mặt còn lại chứa đáp án hoặc thông tin liên quan.

Bước 2, bắt đầu ôn tập bằng cách xem flashcard hoặc đọc note ghi chú. Sau khi xem một flashcard hoặc đọc một mục kiến thức, tự kiểm tra mình bằng cách nhớ lại câu trả lời hoặc nội dung liên quan. Sau đó, so sánh với đáp án hoặc thông tin chính xác.

Bước 3, tự đánh giá mức độ ghi nhớ. Khi đối sánh kiến thức, bạn đánh giá và phân loại chúng theo mức độ dễ – trung bình – khó. Dựa vào các kiến thức đã được phân loại để lên lịch ôn tập phù hợp.

05 bước thực hiện spaced repetition.
05 bước thực hiện spaced repetition.

Bước 4, lập lịch ôn tập. Dựa vào phân loại dễ – trung bình – khó, bạn lựa ra kiến thức khó để lập lịch trước. Theo đó, kiến thức này khó dung nạp và sai sót nhiều, chứng tỏ bạn vẫn chưa nhớ. Vì vậy lịch ôn tập cần dày đặc hơn trước khi não quên đi kiến thức này. Những kiến thức trung bình hoặc dễ bạn giãn lịch ôn tập ra xa hơn.  

Bước 5, theo dõi tiến độ và ôn tập đều đặn. Việc này rất quan trọng, vì nếu bạn không làm theo lịch trình, kiến thức sẽ dần rơi vào quên lãng. Và các bước trên không mang lại kết quả, ngược lại còn làm tốn thời gian của bạn. 

Lưu ý khi sử dụng phương pháp Spaced Repetition

Tối ưu thời gian học tập: Khi kiến thức mới càng nhiều, việc ôn tập càng cần được tối ưu để đảm bảo hiệu quả. Bạn có thể kết hợp phương pháp Pomodoro để tập trung và tận dụng thời gian học tập tốt nhất.

Đều đặn và kiên nhẫn: Bạn cần tuân thủ lịch trình ôn tập và ôn tập đều đặn. Spaced Repetition là một quá trình lâu dài, yêu cầu sự kiên nhẫn và kiên trì để đạt được kết quả tốt. Bạn có thể tùy chỉnh lịch ôn để phù hợp với khả năng của bản thân. 

Thực hiện ôn tập đều đặn và kiên nhẫn.
Thực hiện ôn tập đều đặn và kiên nhẫn.

Trung thực với bản thân: Bạn cần đánh giá mức độ ghi nhớ của mình một cách chính xác. Không lựa chọn mức độ ghi nhớ cao hơn thực tế. Điều này sẽ giúp cho việc lên lịch trình ôn tập phù hợp và hiệu quả.

Đa dạng hoá hình thức ôn tập: Sử dụng các hình thức ôn tập đa dạng để củng cố kiến thức. Bạn có thể sử dụng flashcard, làm bài tập, xem video giảng dạy, tham gia thảo luận, hoặc giảng dạy lại kiến thức cho người khác… Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo 05 cách ghi nhớ kiến thức hiệu quả.

Tự tạo liên kết kiến thức: Khi ôn tập, hãy tạo liên kết và mối quan hệ giữa các mục kiến thức. Khi bạn có thể kết nối kiến thức với nhau, việc ghi nhớ sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Bạn có thể sử dụng mindmap để hỗ trợ cho phần này. 

Tạm kết về phương pháp Spaced Repetition

Trên đây là một số thông tin về phương pháp ôn tập ngắt quãng spaced repetition. Bạn có thể ứng dụng phương pháp này để ghi nhớ, phục vụ cho học tập và làm việc hiệu quả hơn.

Nội dung thuộc chuỗi Tips For Learner – Bí quyết để việc học dễ như ăn bánh. Đừng quên follow VMP Training để cập nhật thêm các bài viết mới nhất về chủ đề này nha!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.