05 Yếu Tố Tạo Nên Văn Hóa Leadership Tại Doanh Nghiệp | VMP Academy

HR & Training Workshop

𝐇𝐎𝐖 𝐓𝐎 𝐁𝐔𝐈𝐋𝐃 𝐀 𝐋𝐄𝐀𝐃𝐄𝐑𝐒𝐇𝐈𝐏 𝐂𝐔𝐋𝐓𝐔𝐑𝐄

Thời gian: 24.02/2024

Địa điểm: Sheraton Saigon Hotel & Towers

Văn hóa Leadership giúp gia tăng mức độ gắn kết và hiệu suất làm việc của nhân viên, báo cáo khảo sát của ICF trên 500 doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ. Đây được xem như một “sứ mệnh mới” mà các chuyên gia L&D tại Việt Nam cần thực hiện để mang đến giá trị cho tổ chức.  

Tối ưu chi phí dành cho hoạt động tuyển dụng – giữ chân nhân sự, đào tạo – phát triển, cải thiện năng suất,… là điều dễ dàng đạt được nếu doanh nghiệp hình thành văn hóa này. 

Vậy văn hóa Leadership là gì? Đâu là các yếu tố tạo nên văn hóa leadership thành công? 

Văn hóa Leadership là gì?

Văn hóa Leadership được thể hiện qua toàn bộ giá trị, niềm tin, thái độ và hành vi của mọi cá nhân trong tổ chức. Việc này không chỉ là trách nhiệm của ban điều hành cấp cao mà còn là sự đồng thuận và thực thi trong toàn bộ tổ chức.

06 đặc điểm của văn hóa leadership luôn được thể hiện mạnh mẽ qua: tinh thần học tập chủ động; niềm tin vào mục tiêu và chiến lược; tri thức và kinh nghiệm nội bộ được tận dụng; phản hồi đa chiều; hệ thống học tập; trao quyền.  

Trong những năm gần đây, việc xây dựng văn hóa leadership đã bắt đầu được giới chuyên gia L&D nhấn mạnh cần thực hiện và ưu tiên hàng đầu. Việc này đảm hoạt động đào tạo – phát triển diễn ra hiệu quả và mang lại những giá trị tích cực, lâu dài cho doanh nghiệp. Không chỉ là giải quyết các vấn đề tạm thời của nhân sự như cách “học tập” truyền thống. 

Tóm lại, văn hóa leadership là: 

  • sự đồng thuận, nhất quán toàn tổ chức
  • được thể hiện qua 6 đặc điểm: học tập, niềm tin, tri thức nội bộ, chia sẻ, hệ thống và trao quyền.  

Yếu tố 1: Chiến lược doanh nghiệp

Nếu chiến lược doanh nghiệp đặt ra hướng đi cụ thể cho tổ chức. Thì văn hóa leadership chính là công cụ hỗ trợ quá trình chinh phục mục tiêu mà chiến lược đã đề ra một cách dễ dàng và hiệu quả. Những giá trị và hành vi lãnh đạo cần được thiết lập để đảm bảo tất cả phục vụ cho chiến lược của doanh nghiệp.

Một thứ không thể thay đổi trong cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp chính là cách người đứng đầu chọn lựa “hành động nào được chấp nhận trong tổ chức của họ”. Mọi hoạt động của L&D đều trở nên vô nghĩa, nếu không có sự hưởng ứng và đồng bộ của ban lãnh đạo. 

Vì vậy, để thuyết phục BOD, đồng thời giúp họ nhận ra mối liên hệ giữa việc hình thành văn hóa leadership và thực thi chiến lược doanh nghiệp là 2 nhiệm vụ song hành. Đòi hỏi các chuyên gia L&D cần hiểu rõ các mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn của tổ chức để đưa ra những dữ liệu, kế hoạch phù hợp, đúng thời điểm và bối cảnh doanh nghiệp.   

Tóm lại, chiến lược là yếu tố tạo nên văn hóa leadership, và L&D cần:

  • Giúp Ban điều hành nhận ra giá trị của văn hóa leadership,
  • Đưa ra hành động phù hợp với bối cảnh doanh nghiệp,

Yếu tố 2: Người thực thi

Nếu ban điều hành chịu trách nhiệm định hình cho văn hóa của tổ chức thì quản lý cấp trung chính là đội ngũ nòng cốt để thực thi và duy trì điều này. 

Để quá trình thực thi hiệu quả và mang lại kết quả như mong đợi, các nhà phụ trách L&D tại doanh nghiệp cần đảm bảo 3 điều kiện sau: 

Một là BOD sẵn sàng đồng hành, cam kết xây dựng văn hóa Leadership. 

Hai là giúp đội ngũ quản lý nhận ra lý do đủ lớn để họ phải hành động và thay đổi (WHY). 

Ba là những nhà quản lý biết chính xác họ cần làm gì và làm như thế nào để góp phần xây dựng văn hóa Leadership(WHAT và HOW).    

Đưa ra các kế hoạch đào tạo – phát triển dài hạn và cụ thể dành cho đội ngũ này là mục tiêu mà Bộ phận L&D cần hướng đến. Đặc biệt, muốn hoạt động đào tạo diễn ra hiệu quả, các nhà phụ trách cần đánh giá mức độ “trưởng thành” của văn hóa học tập tại doanh nghiệp hiện tại. Từ đó xác định các mục tiêu ưu tiên đào tạo cho mỗi giai đoạn tương ứng.   

Tóm lại, người thực thi là yếu tố tạo nên văn hóa Leadership hiệu quả, và  cần phải:

  • Giúp đội ngũ quản lý nhận ra WHY, WHAT và HOW. 
  • Đánh giá mức độ “trưởng thành” của văn hóa học tập. 
  • Đưa ra kế hoạch đào tạo ngắn hạn và dài dành cho quản lý.  

Yếu tố 3: Hệ thống ghi nhận 

Đối với mỗi doanh nghiệp thì hệ thống ghi nhận là rất quan trọng và được xem là yếu tố tạo nên văn hóa leadership. Bởi vì yếu tố này giúp toàn nhân viên gia tăng động lực để cùng hướng đến mục tiêu chung. Không chỉ thông qua việc ghi nhận và khen thưởng, mà cách nhân viên được phản hồi trong công việc cũng là dấu hiệu để nhận diện loại hình văn hóa này.

Để hệ thống ghi nhận hoạt động hiệu quả, thì không chỉ ban lãnh đạo mà cả đội ngũ thực thi cũng cần phải: 

Đầu tiên xây dựng hệ thống ghi nhận dựa trên tính minh bạch, công bằng và khuyến khích sự phát triển.

Hai cân nhắc sự đa dạng trong cách ghi nhận và khen thưởng như: tài chính, tinh thần, cơ hội thăng tiến, hỗ trợ đào tạo và phát triển,..

Ba là thường xuyên tương tác với nhân viên, cung cấp phản hồi xây dựng và làm rõ kỳ vọng.

 Tóm lại hệ thống ghi nhận là một yếu tố tạo nên văn hóa leadership tại doanh nghiệp, và để hiệu quả thì cần: 

  • Xây dựng minh bạch, công bằng
  • Đa dạng cách khen thưởng
  • Phản hồi xây dựng
  • Làm rõ kỳ vọng

Yếu tố 4: Hệ thống học tập 

Đối với văn hóa leadership, hệ thống học tập không dừng lại ở việc cung cấp nguồn tri thức và kỹ năng để đáp ứng công việc. Đó là một quá trình học tập liên tục để không ngừng phát triển bản thân và ứng phó với những thách thức từ thị trường. Và không chỉ các ban điều hành mà tất cả nhân viên đều phải được khuyến khích tham gia vào quá trình học tập.

Để hệ thống học tập trở thành yếu tố tạo nên văn hóa leadership hiệu quả, chúng ta cần: Đảm bảo rằng mọi chương trình học tập phản ánh đúng mục tiêu và chiến lược của tổ chức; Tạo cơ hội để áp dụng kiến thực vào công việc thực tế; Đo lường và đánh giá hiệu quả đào tạo để cải thiện hệ thống học tập; Khuyến khích chia sẻ tri thức trong/ngoài nội bộ;…

Tóm lại, để xây dựng hệ thống học tập mang lại giá trị cao thì cần phải:

  • Xác định mục tiêu học tập
  • Tạo cơ hội ứng dụng
  • Đo lường hiệu quả đào tạo
  • Khuyến khích chia sẻ tri thức.

Yếu tố 5: Môi trường làm việc 

Môi trường làm việc sẽ phản ánh phần lớn văn hóa của mỗi doanh nghiệp. Và môi trường làm việc của văn hóa leadership có 03 đặc điểm nhận diện chính như sau:

Thứ nhất là tôn trọng: Liên quan đến việc mọi thành viên được lắng nghe khi trình bày ý kiến, quan điểm, và đóng góp của họ.

Thứ hai là sáng tạo: Khuyến khích nhân viên đóng góp ý tưởng, giải pháp mới. Và tạo cơ hội cho họ thể hiện sự sáng tạo của mình.

Thứ ba là hỗ trợ: Văn hóa leadership khuyến khích việc tạo ra một không gian làm việc an toàn và đầy đủ động lực. Bằng cách giúp đỡ khi cần thiết, tự sự hỗ trợ tinh thần cho đến nguồn lực và kiến thức.  

Tóm lại đối với yếu tố môi trường làm việc, thì văn hóa leadership thể hiện rõ thông qua 03 đặc điểm:

  • Tôn trọng
  • Sáng tạo
  • Hỗ trợ

Tạm Kết 05 yếu tố tạo nên văn hóa leadership

Bài viết đã giới thiệu đến bạn 05 yếu tố cốt lõi để tạo nên một văn hóa leadership tại doanh nghiệp.

Vậy làm thế nào để có thể xây dựng thành công văn hóa Leadership?

Tham khảo ngay workshop: 𝐇𝐎𝐖 𝐓𝐎 𝐁𝐔𝐈𝐋𝐃 𝐀 𝐋𝐄𝐀𝐃𝐄𝐑𝐒𝐇𝐈𝐏 𝐂𝐔𝐋𝐓𝐔𝐑𝐄

Đây là sự kiện đầu tiên và duy nhất dành cho HR và Training, hướng dẫn: Xây dựng văn hóa leadership tại doanh nghiệp.

Thời gian: 24.02/2024

Địa điểm: Sheraton Saigon Hotel & Towers

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *