06 đặc điểm của văn hóa Leadership | VMP Academy

Văn hóa leadership là đích đến cuối cùng của mọi tổ chức. Gia tăng trải nghiệm nhân viên, hình thành môi trường làm việc sáng tạo và có văn hóa học tập là 03 giá trị mà doanh nghiệp đạt được khi tạo dựng thành công leadership culture. Vậy làm cách nào để biết được doanh nghiệp đang có văn hóa leadership hay không? Tại bài viết này, VMP sẽ giúp bạn điểm qua 06 đặc điểm của văn hóa Leadership. Khám phá ngay!

Học tập chủ động

Đặc điểm đầu tiên của một tổ chức có văn hóa leadership là “học tập chủ động”. Đặc điểm này được thể hiện qua mỗi nhân viên trong tổ chức. Họ đều có tinh thần học tập rất cao. Nhân viên chủ động trong mọi việc, họ tự tìm cách để giải quyết vấn đề của mình, đồng thời luôn có mong muốn nâng cấp bản thân để đáp ứng các thách thức khó hơn trong tương lai. 

Tinh thần học tập chủ động được hình thành dựa trên nhiều yếu tố: văn hóa doanh nghiệp có khuyến khích việc học tập hay không; quản lý trực tiếp có tạo động lực mỗi khi nhân viên đưa ra ý kiến mới hay không; bản thân nhân viên có chủ động tìm tòi học hỏi hay không; tổ chức có thường xuyên đưa ra các hoạt động khuyến khích việc học hay không….

Để xây dựng được văn hóa học tập chủ động, HR & Training cần xây dựng dựa trên 05 điểm chạm, gồm: Offer letter – Tinh thần tự học từ vạch xuất phát; Orientation – Nội dung nhàm chán trở nên thú vị; Onboard – Hội nhập để gắn kết; On the job training – Học trên công việc; Outside the training – Nâng cao năng lực cho nhân viên.

Tóm lại:

  1. Mỗi thành viên có tinh thần học tập chủ động.
  2. Tinh thần này được hình thành dựa vào nhiều yếu tố.
  3. L&D xây dựng văn hóa học tập chủ động dựa vào 5 điểm chạm.

Niềm tin chiến lược

Yếu tố tiếp theo phải kể đến là niềm tin chiến lược. Trong tổ chức, nếu tất cả mọi người đều có niềm tin vào chiến lược của tổ chức, hành động sẽ hướng về mục tiêu chung. Khi này, tất cả các hoạt động đào tạo sẽ diễn ra mượt mà, trơn chu. Vì mỗi cá nhân trong tổ chức đều hiểu rằng giá trị đào tạo mang lại là đang phục vụ cho mục tiêu của tổ chức.

Niềm tin của cấp dưới đối với chiến lược tổ chức càng cao, việc gắn bó với tổ chức sẽ càng lâu dài. Khi này, họ tin rằng việc họ làm sẽ tạo ra được giá trị, góp phần giúp tổ chức đạt được mục tiêu chung. Việc của lãnh đạo và cấp trên trực tiếp là tạo ra niềm tin đối với cấp dưới của mình. 

Về phía L&D, cần đảm bảo xây dựng kế hoạch đào tạo khớp với chiến lược của công ty. Việc này giúp đồng nhất giá trị đào tạo mang lại với hướng đi của tổ chức. Người tham dự cũng dễ dàng chấp nhận và tham dự với tâm thế tích cực hơn. Qua đó, nâng cao được hiệu quả đào tạo.

Tóm lại:

  1. Mọi người đều tin vào chiến lược.
  2. Niềm tin càng cao, gắn bó càng lâu.
  3. L&D cây dựng kế hoạch khớp với chiến lược.

Tri thức nội bộ

Yếu tố thứ 3 của tổ chức có văn hóa leadership là tri thức nội bộ. Việc này được thể hiện qua các việc sau: Cấp trên thường xuyên tổ chức training, chia sẻ cho cấp dưới; doanh nghiệp có đội ngũ trainer nội bộ chuyên tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng mềm; các hoạt động training, coaching, mentoring được khuyến khích phát triển;…

Phát triển tri thức nội bộ trong doanh nghiệp thường được phụ trách bởi trainer hoặc quản lý trực tiếp (những người đứng giảng dạy). Tại đây, có sự tương tác hai chiều giữa người dẫn giảng và học viên bên dưới. 

Để phát triển tri thức nội bộ, L&D cần đưa ra lộ trình đào tạo năm, phân công, khuyến khích các trainer nội bộ hoặc line manager phụ trách các khóa đào tạo. Ngoài ra, nhà phụ trách đào tạo phân công nhiệm vụ cho quản lý trực tiếp trong việc follow-up sau đào tạo. Nhằm đảm bảo theo sát, đưa ra phản hồi và điều chỉnh kịp thời khi nhân viên áp dụng cái mới vào công việc.

Tóm lại:

  1. Doanh nghiệp thường có hoạt động đào tạo.
  2. Có bộ phận chuyên trách riêng: trainer hoặc line manager.
  3. L&D “phân công” cho quản lý làm công tác đào tạo. 

Khuyến khích phản hồi đa chiều

Văn hóa leadership không thể hình thành nếu thiếu yếu tố “khuyến khích phản hồi đa chiều”. Như thế nào là đa chiều? Nếu ở tri thức nội bộ, chỉ có tương tác hai chiều giữa người dẫn giảng và người học, thì tại đây, tất cả mọi người đều có thể đưa ra phản hồi giúp bạn làm tốt công việc của mình hơn. 

Họ có thể là: đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp khác bộ phận, người đã có lâu năm kinh nghiệm hay ít năm kinh nghiệm đều được quyền đưa ra phản hồi. Hay còn gọi theo cách khác, đây là phản hồi 360 độ.

Để làm được việc này, cần nỗ lực từ nhiều phía: Bản thân người nhận cảm thấy thoải mái với các lời phản hồi; người phản hồi cần biết cách phản hồi tạo động lực; tổ chức khuyến khích việc phản hồi chéo; môi trường xung quanh phản ứng tích cực với những phản hồi…

Tóm lại:

  1. Phản hồi 360 độ.
  2. Người nhận phản hồi thấy thoải mái.
  3. Người đưa phản hồi biết tạo động lực,

Hệ thống hóa học tập

Yếu tố tiếp theo tạo nên văn hóa leadership là “hệ thống hóa học tập”. Doanh nghiệp xây dựng đầy đủ các thứ sau: khung năng lực, lộ trình thăng tiến, lộ trình học tập cho các cấp bậc nhân viên thì được xem là có hệ thống về đào tạo. 

Về khung năng lực, L&D cần đưa ra được bộ tiêu chuẩn cho toàn bộ các cấp bậc trong tổ chức. Sau đó, dựa vào khung năng lực để đưa ra lộ trình thăng tiến và lộ trình học tập phù hợp. Ví dụ, ở chức danh nhân viên bộ phận sale cần những năng lực nào, cần trau dồi thêm những yếu tố gì để lên chức… L&D cần liệt kê chi tiết và hệ thống thành bộ.

Việc hệ thống hóa học tập mang lại 2 lợi ích chính: Một là nhân viên biết chính xác mình đang ở đâu và có mục tiêu phấn đấu hơn. Và hai là L&D dễ dàng phân loại, tổ chức chương trình đào tạo phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau trong tổ chức tùy thuộc vào cấp bậc và tính chất công việc. Từ đó nâng cao hiệu quả đào tạo trong tổ chức.

Tóm lại, doanh nghiệp cần có:

  1. Khung năng lực.
  2. Lộ trình thăng tiến.
  3. Lộ trình học tập

Trao quyền

Yếu tố cuối cùng của văn hóa leadership chính là trao quyền. Tổ chức thường xuyên có các tình huống lãnh đạo trao quyền cho cấp dưới để xử lý các công việc. Việc này càng xảy ra thường xuyên, càng chứng tỏ tổ chức có một đội ngũ mạnh mẽ và chất lượng. Vì bạn không thể trao quyền cho người không có năng lực.

Việc trao quyền một lần nữa liên quan đến quản lý trực tiếp. Họ có nhiệm vụ phát triển đội nhóm của mình lên mức cao nhất tứ đồ lãnh đạo, đó là người có năng lực cao và động lực cao. Lúc này, việc training, coaching và mentoring phải được diễn ra liên tục, trong mọi công việc. Quản lý phải là người theo sát để giúp nhân viên nâng cao năng động lực.

L&D cần giúp quản lý nhận ra tầm quan trọng của trao quyền. Khi làm việc này, manager có thời gian để đề ra những chiến lược mới giúp đội nhóm phát triển hơn. Hướng đến mục tiêu “sếp nhàn, nhân viên giỏi”. L&D hỗ trợ quá trình này bằng cách đề xuất tổ chức các khóa gia tăng năng lực quản lý, lãnh đạo cho các manager. 

Tóm lại:

  1. Trao quyền thường xuyên chứng tỏ doanh nghiệp có đội ngũ mạnh.
  2. Việc này liên quan trực tiếp đến quản lý.
  3. L&D đề xuất khóa gia tăng năng lực quản lý, lãnh đạo.

Làm thế nào để xây dựng thành công văn hóa leadership? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải tại sự kiện đầu tiên và duy nhất hướng dẫn L&D: 

𝐇𝐎𝐖 𝐓𝐎 𝐁𝐔𝐈𝐋𝐃 𝐀 𝐋𝐄𝐀𝐃𝐄𝐑𝐒𝐇𝐈𝐏 𝐂𝐔𝐋𝐓𝐔𝐑𝐄

Thời gian: 24.02.2024

Địa điểm: Sheraton Saigon Hotel & Towers

Nội dung chương trình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.