Xây dựng khung năng lực nhanh chóng với ASKH

Thực tế cho thấy, chưa tới 50% các doanh nghiệp tại Việt Nam quan tâm đến việc xây dựng bộ khung năng lực cho nhân viên. Được biết, các nhà quản lý đào tạo cho rằng việc này khá tốn thời gian và công sức nên chưa ưu tiên thực hiện. Ở bài viết này, VMP Academy hướng dẫn bạn mô hình xây dựng khung năng lực nhanh chóng mang tên ASKH.

Khung năng lực là gì?

Khung năng lực là cơ sở để nhà quản lý đào tạo đánh giá được năng lực hiện tại của nhân viên so với kỳ vọng. Qua đó xác định được “GAP” và đưa ra được lộ trình đào tạo phù hợp cho từng cá nhân. 

Khung năng lực liệt kê các kỹ năng, kiến thức, hành vi cần thiết để nhân viên hoàn thành tốt công việc của mình. Hay nói cách khác, khung năng lực nêu ra các “benchmark” để nhân viên có mục tiêu phấn đấu đạt được. 

Bạn có thể dựa vào mô hình ASKH (Attitude, Skills, Knowledge, Habit) để xây dựng khung năng lực cho nhân viên nhanh chóng và dễ dàng. Đây là mô hình được Trainer Phan Hữu Lộc đúc kết sau 20 năm làm đào tạo tại các tập đoàn đa quốc gia như Unilever, Coca Cola, Bayer, Diageo,..

Attitude – Quy đổi thái độ thành hành vi cụ thể

Yếu tố đầu tiên để xây dựng khung năng lực là Attitude.
Yếu tố đầu tiên để xây dựng khung năng lực là Attitude.

Chắc hẳn bạn từng nghe qua câu: “Thái độ quan trọng hơn năng lực”. Một nhân viên có thái độ tốt, cầu thị chắc chắn sẽ phát triển hơn một nhân viên dày dặn kinh nghiệm nhưng luôn có tâm thế không hợp tác.

Để nêu ra được các tiêu chí về thái độ của một vị trí, bạn dựa vào yêu cầu công việc của vị trí đó. Ví dụ: Một trong những công việc của nhân viên bán hàng là chào khách. Khi này thái độ họ cần có là: Thái độ niềm nở khi chào đón khách hàng, biết ơn và trân trọng mọi khách hàng, không phân biệt hèn sang. Tương tự với các đầu mục công việc hoặc vị trí khác.

Vậy làm cách nào để đo được nhân viên có đáp ứng được các tiêu chí này? Bạn cần quy chuẩn các yêu cầu thành các hành động cụ thể. Ví dụ: Khi chào khách, nhân viên mỉm cười ngay khi khách bước vào cửa hàng, mở cửa cho khách, cuối chào khách,… Lúc này, bạn đã có được checklist hành động, việc đánh giá cũng trở nên dễ dàng hơn. 

Skills – Kỹ năng sinh ra từ yêu cầu công việc

Kỹ năng sẽ sinh ra từ yêu cầu công việc.
Kỹ năng sẽ sinh ra từ yêu cầu công việc.

Về các kỹ năng, bạn dựa vào yêu cầu công việc của vị trí đảm nhận. Ví dụ: Yêu cầu công việc của một nhân viên content là phải biết viết bài SEO, biết quản lý fanpage, biết lên chiến lược content,… Vậy những kỹ năng cần có là: Kỹ năng viết bài SEO, kỹ năng quản trị fanpage, kỹ năng lên chiến lược, kỹ năng tìm big idea,…

Ngoài việc liệt kê tên các kỹ năng, bạn liệt kê thêm các mức độ mà kỹ năng cần đạt được. Việc này cho phép bạn đo lường được khả năng của nhân viên đang ở mức nào, còn thiếu kỹ năng gì, để lên được lộ trình đào tạo phù hợp.

Ở bước này, bạn cần sự trợ giúp từ quản lý các bộ phận. Họ đóng vai trò như một người chuyên gia về các kỹ năng chuyên môn, đồng thời nắm rõ mong đợi về mức độ “lành nghề” của nhân viên dưới quyền. Nhận được sự trợ giúp này, bạn sẽ tiết kiệm được phần lớn thời gian tìm kiếm thông tin đấy!

Knowledge – Kiến thức nên được giới hạn

Có 3 loại kiến thức bạn nên giới hạn để xây dựng khung năng lực cho vị trí công việc, đó là: Kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội (liên quan đến ngành), kiến thức về doanh nghiệp (thông thường phần này sẽ do nhân sự phụ trách và được truyền tải trong buổi orientation).

Tương tự với kỹ năng, kiến thức chuyên môn cũng được xây dựng dựa trên yêu cầu công việc của từng vị trí. Ví dụ: Vị trí giám đốc sẽ có yêu cầu kiến thức về quản trị, lãnh đạo, quản lý, định hướng, chiến lược,..; vị trí nhân viên bán hàng sẽ có yêu cầu kiến thức về sản phẩm, cách thức giao tiếp lấy lòng khách hàng, làm hợp đồng,..

Riêng về kiến thức ngành, bạn cần đến sự trợ giúp từ chuyên gia. Hãy kêu gọi sự hợp tác từ quản lý các phòng ban. Họ là người nắm rõ về các xu thế hiện tại liên quan đến chuyên môn, họ sẽ đề xuất cho bạn một số kiến thức về ngành mà người nhân viên cần có. 

Habit – Chọn những thói quen tạo nên sự chuyên nghiệp

Yếu tố cuối cùng để xây dựng bộ khung năng lực là Habit.
Yếu tố cuối cùng để xây dựng bộ khung năng lực là Habit.

Theo Cambridge Dictionary định nghĩa, thói quen được hình thành khi bạn làm một điều gì đó lặp đi lặp lại nhiều lần. Để chọn ra những thói quen cần có, bạn dựa vào tần xuất các hoạt động liệt kê ở phần thái độ, kỹ năng. Những hành động đáp ứng tiêu chí chuyên nghiệp, phục vụ tốt cho mục đích công việc nên được liệt kê vào thói quen cần có. 

Ví dụ: Một nhân viên bán hàng thường xuyên phải đi gặp khách hàng. Khi này hình ảnh của người nhân viên đại diện cho cả doanh nghiệp nên cần chỉnh chu, chuyên nghiệp. Ta có thể suy ra được thói quen cần có là: Thường xuyên chú ý đến ngoại hình, luôn luôn mang theo các tài liệu biểu mẫu cần thiết khi gặp khách hàng, giao tiếp lịch sự,…

Bạn có thể đánh giá các thói quen này theo thang mức độ đánh giá 5 cấp độ Likert: 1 – Không làm, 2 – Hiếm khi, 3 – Thỉnh thoảng, 4 – Thường xuyên, 5 – Luôn luôn.

Tạm kết về xây dựng khung năng lực với ASKH

Trên đây là cách giúp bạn xây dựng khung năng lực với ASKH. Hy vọng rằng những liệt kê trên đây giúp ích được đến công việc của bạn. Nội dung này được trích từ khóa Training Manager FX – Nhà Quản lý đào tạo tiên phong.

Khóa học dành riêng cho những ai đang phụ trách đào tạo, phát triển tại doanh nghiệp. Khóa học cung cấp các phương pháp, công cụ giúp bạn làm tốt hơn các công việc sau: Xác định nhu cầu đào tạo, lên kế hoạch đào tạo, triển khai đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo bằng con số, cải tiến chương trình đào tạo. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.