XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐÀO TẠO VỚI GAP MODEL | Phương pháp thiết kế khóa học 12/09/2021

GAP là mô hình giúp người phụ trách đào tạo dễ dàng xác định được nhu cầu đào tạo tại doanh nghiệp. GAP Model được đúc kết từ kinh nghiệm hơn 20 năm làm đào tạo của Trainer Phan Hữu Lộc. 

Bài viết này giúp bạn hiểu rõ và biết cách ứng dụng GAP để xác định nhu cầu và mục tiêu khóa học bằng bất cứ phương pháp nào. Đây cũng là nội dung được chia sẻ với các nhà phụ trách đào tạo trong khóa “Phương pháp thiết kế khóa học” ngày 12/09/2021.

Cảm ơn các anh chị phụ trách đào tạo đã tham giá khóa “Phương pháp thiết kế khóa học” ngày 12/09/2021.
Cảm ơn các anh chị phụ trách đào tạo đã tham giá khóa “Phương pháp thiết kế khóa học” ngày 12/09/2021.

03 câu hỏi quan trọng xác định mục tiêu khóa học 

Mục đích của đào tạo là nhằm bổ sung những năng lực còn thiếu hoặc những năng lực đã có nhưng chưa tốt cho học viên để họ có thể hoàn thiện mình và nâng cao kết quả công việc. Mô hình GAP được Trainer Phan Hữu Lộc thiết kế ra từ năm 2018 và ứng dụng đầu tiên trong lớp Train The Trainer. GAP Model gồm 03 câu hỏi sau:

Trainer Phan Hữu Lộc đang chia sẻ về mô hình xác định nhu cầu đào tạo GAP.
Trainer Phan Hữu Lộc đang chia sẻ về mô hình xác định nhu cầu đào tạo GAP.

Goal – Mục tiêu học viên mong muốn đạt được là gì?

Câu hỏi này có thể dùng để hỏi trực tiếp học viên tham gia lớp học. Các câu hỏi có thể dùng như: Mục tiêu khi anh/chị đến khóa học này là gì? Mong muốn của anh/chị sau khóa học là gì?… Các câu hỏi này nhằm xác định nhu cầu của học viên.

Action – Hành vi học viên muốn thay đổi để tốt hơn?

Lớp học của người trưởng thành đặc biệt ở chỗ họ tìm tới các khóa học với mong muốn thay đổi tư duy, hành vi và thái độ nhìn nhận về vấn đề mà mình đang gặp phải. Ở phần này nhà phụ trách đào tạo tập trung hỏi về các hành vi mà người học mong muốn cải thiện hoặc thay đổi thông qua các câu hỏi như: Anh/chị mong muốn thay đổi hành vi nào sau khóa học? Có những thách thức nào trong công việc mà anh chị chưa vượt qua được?

Programs – Những nội dung học viên quan tâm trong khóa học?

Trong số những giá trị mà khóa học cung cấp đến học viên, nhà phụ trách đào tạo hỏi xem học viên của mình mong muốn biết về những nội dung nào. Ví dụ ở đầu khóa Phương pháp thiết kế khóa học, Trainer Phan Hữu Lộc đưa ra 07 giá trị mà học viên sẽ nhận được sau khóa học, sau đó hỏi xem học viên mong muốn được tìm hiểu về giá trị nào và để họ lựa chọn. Câu hỏi dùng ở phần này có thể là: Anh/chị mong muốn tìm hiểu về nội dung nào? Anh/chị quan tâm đến nội dung nào nhất trong khóa học này?

Ba câu hỏi này thường được dùng để hỏi xoay quanh 03 đối tượng chính, đó là người học; quản lý trực tiếp; HR Training/khách hàng/đồng nghiệp. Đặc biệt, GAP Model có thể áp dụng với tất cả các phương pháp xác định nhu cầu đào tạo được nêu dưới đây. 

10 cách xác định nhu cầu đào tạo của người học

Đa số các anh chị học viên khi được hỏi về cách xác định nhu cầu đào tạo của người học đều trả lời rằng có thể dùng bảng khảo sát, quan sát và đánh giá. Đây đều các hình thức xác định nhu cầu người học phổ biến. Trainer Phan Hữu lộc ghi nhận ý kiến và đưa ra 10 gợi ý về cách xác định nhu cầu đào tạo của người học như sau:

10 cách xác định nhu cầu và mục tiêu khóa học.
10 cách xác định nhu cầu và mục tiêu khóa học.
  • Quan sát: Nhà phụ trách đào tạo có thể quan sát trực tiếp học viên thông qua quá trình làm việc để đánh giá mức độ kỹ năng hiện tại so với kỳ vọng, dựa vào đó để xác định “GAP”.
  • Bảng câu hỏi: Giảng viên nội bộ soạn sẵn một bản câu hỏi và đưa cho người học viên làm. Dựa vào các câu trả lời để xác định nhu cầu đào tạo của họ. Các câu hỏi càng chi tiết càng dễ đo lường.
  • Tham khảo tài liệu kỹ thuật: Tham khảo tài liệu kỹ thuật từng ngành để tìm ra tiêu chuẩn riêng biệt cho ngành đó, đây sẽ là cơ sở để giảng viên nội bộ biết được học viên cần phải cải thiện năng lực gì nhằm đạt được tiêu chuẩn mong muốn.
  • Chuyên gia tư vấn: Tham khảo ý kiến của chuyên gia để tìm ra những vấn đề mà học viên thường găp phải. Ví dụ, đối tượng học viên là người quản lý cấp trung, bạn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia đào tạo quản lý cấp trung vì với kinh nghiệm lâu năm của mình, họ biết học viên thường gặp phải tình trạng gì và cần cải thiện những năng lực gì.
  • Phỏng vấn trực tiếp: Hỏi trực tiếp học viên để biết họ đang cần cải thiện năng lực gì, họ đang gặp vấn đề gì trong công việc, qua đó nhà phụ trách đào tạo biết được nên tổ chức khóa đào tạo năng lực phù hợp để giúp học viên giải quyết được vấn đề. 
  • Thảo luận nhóm: Thay vì phỏng vấn cá nhân, phụ trách đào tạo có thể thảo luận với nhóm làm việc để tìm ra nhu cầu của họ.
  • Phỏng vấn đại diện nhóm: Phỏng vấn thông qua một đại diện được đề cử trong nhóm cần được đào tạo hoặc làm việc với 2-3 người trong nhóm đó để xác định nhu cầu.
  • Kiểm tra: Giảng viên nội bộ cho học viên làm bài kiểm tra đầu khóa về nội dung của khóa học sắp tới, học viên không làm được chứng tỏ họ chưa có kiến thức trong lĩnh vực này và cần được đào tạo.
  • Đánh giá KPIs: Dựa vào kết quả công việc của học viên để đánh giá xem năng lực thực hiện công việc của họ đang ở mức nào, qua đó xác định những điểm cần cải thiện và đề ra chương trình đào tạo phù hợp. 
  • Phương tiện thông tin đại chúng: Nhà phụ trách đào tạo có thể tận dụng internet để tìm kiếm những năng lực mà đối tượng học viên mình đang cần có là gì. Ví dụ, bạn có thể gõ Năng lực của một giảng viên nội bộ gồm những gì? Lúc này có hằng hà sa số các website hiển thị và bạn có thể tham khảo nội dung trên đó và tìm ra những năng lực mà học viên mình còn thiếu, cần bổ sung.

Trainer Phan Hữu Lộc lưu ý rằng mỗi phương pháp trên đây đểu có ưu và khuyết điểm riêng. Tùy theo bối cảnh mà nhà phụ trách đào tạo có thể áp dụng các phương pháp sao cho phù hợp và đạt kết quả tối ưu nhất. 

Tạm kết về xác định nhu cầu đào tạo

GAP là mô hình giúp nhà phụ trách đào tạo dễ dàng xác định nhu cầu đào tạo với bất kỳ phương pháp nào. Hy vọng những đúc kết trên đây đã giúp anh chị phần nào ôn tập lại được những kiến thức được chia sẻ tại “Phương pháp thiết kế khóa học” ngày 12/09/2021. 

Khóa Phương pháp thiết kế khóa học giúp người giảng viên nội bộ/phụ trách đào tạo thực hiện chuyên nghiệp các việc sau: Xác định nhu cầu đào tạo, Thiết kế khóa học chuyên nghiệp, Xây dựng nội dung logic, Thực hiện giảng dạy và Đánh giá hiệu quả đào tạo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.