5 Lý do L&D cần xây dựng Văn hóa Leadership

Nhiệm vụ của LnD là xây dựng và tổ chức các chương trình đào tạo tại doanh nghiệp. Thông qua đó giúp mỗi cá nhân trong tổ chức nâng cao kết quả làm việc và có năng lực giải quyết vấn đề. Muốn làm được điều này, doanh nghiệp của bạn cần xây dựng thành công văn hóa Leadership.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp: Văn hóa Leadership ảnh hưởng gì đến việc chứng minh kết quả đào tạo tại doanh nghiệp? Tại sao cần xây dựng văn hóa này? Cùng theo dõi nhé.

1. Sở hữu đội ngũ kế thừa mạnh mẽ.

Lợi ích dễ thấy nhất của văn hóa Leadership là giúp nhân viên có tinh thần làm chủ công việc. Điều này thể hiện thông qua cách họ chịu trách nhiệm toàn bộ công việc đang đảm nhận, với mong muốn hiệu suất cao nhất. Thông qua đây, nhân viên có thể phát triển khả năng lãnh đạo tạo ảnh hưởng đến người khác, tạo nên đội ngũ đa tài và sáng tạo.

Ngoài ra, tri thức nội bộ được duy trì qua các thế hệ cũng là một trong những tác động của văn hóa Leadership. Điều này được thực hiện thông qua các hoạt động đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm nội bộ dành cho đội ngũ kế cận. Hoạt động này đảm bảo đội ngũ kế thừa luôn sẵn sàng đảm nhận các vị trí quan trọng, hạn chế việc “thất thoát” chất xám do nhân sự nghỉ việc. 

Tóm lại, văn hóa Leadership giúp sở hữu đội ngũ kế thừa vì:

  • Nhân viên làm chủ công việc;
  • Duy trì tri thức nội bộ qua các thế hệ.

2. Thu hút và giữ chân nhân tài hiệu quả.

Văn hóa Leadership tạo nên những nhà quản lý đáng tin cậy và xuất sắc. Điều này ảnh hưởng tích cực đến môi trường làm việc, nơi mà nhân viên có cơ hội được ghi nhận, trao đổi, chia sẻ và đóng góp ý kiến vào mục tiêu chung. Từ đó tạo ra một cảm giác thân thiện, giúp nhân viên cảm thấy giá trị và tầm quan trọng trong công việc của mình.

Bên cạnh đó, văn hóa Leadership khiến nhân viên gắn bó lâu dài với tổ chức, vì họ thấy được bức tranh phát triển nghề nghiệp cụ thể. Điều này thể hiện thông qua hệ thống đào tạo và phát triển dựa trên bộ năng lực. Mỗi nhân viên có khả năng nhìn thấy mục tiêu nghề nghiệp một cách rõ ràng, từ đó tạo động lực và cam kết lâu dài, giữ chân họ trong tổ chức.

Tóm lại, văn hóa Leadership giúp giữ chân nhân tài hiệu quả vì:

  • Sở hữu những quản lý xuất sắc;
  • Lộ trình thăng tiến rõ ràng.

3. Cải tiến công việc liên tục.

Văn hóa Leadership khuyến khích phản hồi đa chiều. Yếu tố này được thể hiện thông qua cách nhân viên lắng nghe, chia sẻ và phản hồi cho đội nhóm, nhằm đạt mục tiêu chung. Phản hồi đa chiều sẽ tạo điều kiện cho sự cải tiến liên tục trong công việc và nâng cao hiệu suất tổ chức. Bên cạnh đó, tính “đồng đội” cũng được đề cao và duy trì hiệu quả.

Văn hóa Leadership kích thích sự sáng tạo và đổi mới trong môi trường làm việc. Tinh thần sáng tạo này không chỉ đến từ cá nhân mà còn được thúc đẩy  thông qua sự hợp tác và giao tiếp tích cực giữa các cá nhân. Sự sáng tạo không chỉ gia tăng sức mạnh tổ chức, mà còn giúp nhanh chóng đối mặt với thách thức thị trường, duy trì sự cạnh tranh và phản ứng linh hoạt trước biến động kinh doanh.

Tóm lại, Leadership Culture giúp cải tiến công việc liên tục:

  • Có sự phản hồi đa chiều;
  • Thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới.

4. Văn hóa học tập mạnh mẽ.

Niềm khao khát về học tập và phát triển cá nhân là điểm đặc trưng của mỗi nhân viên, được kích thích bởi văn hóa Leadership. Điều này được thực hiện vì văn hóa Leadership đặt “học tập” làm trung tâm của các hoạt động trong đào tạo và phát triển. Như một hiệu ứng Domino, văn hóa này sẽ truyền lửa cho từng thế hệ, từ đó tạo động lực mạnh mẽ giúp mọi người tự giác và chủ động trong việc phát triển kỹ năng,kiến thức.

Bên cạnh đó, thói quen coaching và phản hồi tích cực từ quản lý, kết hợp với văn hóa học tập, tạo ra một môi trường hỗ trợ sự phát triển liên tục. Việc này giúp nhân viên hiểu rõ hơn về điểm mạnh và điểm cần cải thiện của bản thân. Đồng thời, định hình hành vi và năng lực của họ theo hướng tích cực, tăng cường khả năng thích ứng và đổi mới trong công việc hàng ngày.

Tóm lại, Leadership Culture xây dựng văn hóa học tập vì:

  • Nhân viên chủ động học tập và phát triển;
  • Thói quen coaching và phản hồi tích cực từ quản lý.

5. Tối ưu chi phí đào tạo doanh nghiệp.

Thay vì phải phụ thuộc vào các khóa đào tạo bên ngoài, nhân viên được khuyến khích tự chủ trong việc xác định và cải thiện kỹ năng cá nhân. Môi trường này không chỉ giúp giảm áp lực tài chính của doanh nghiệp mà còn thúc đẩy một tinh thần tự học tích cực, tạo nền tảng cho sự độc lập và sáng tạo trong quá trình phát triển chuyên sâu.

Văn hóa Leadership đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lãng phí tài nguyên đồng thời đảm bảo rằng quá trình đào tạo diễn ra theo hướng đúng. Vì khi doanh nghiệp tập trung vào những lĩnh vực phù hợp nhất với nhu cầu cụ thể, sẽ trách được trường hợp đào tạo phát sinh và tiết kiệm thời gian. Đồng thời, quá trình này đảm bảo rằng mọi nỗ lực và nguồn lực được hướng đến mục tiêu chiến lược của tổ chức, giúp xây dựng một hệ sinh thái đào tạo thông minh và hiệu quả.

Tóm lại, văn hóa Leadership tối ưu chi phí đào tạo vì:

  • Nhân sự thẩm thấu văn hóa học chủ động
  • Hạn chế tỷ lệ Scrap Learning (đào tạo lãng phí)

Vậy, làm thế nào để xây dựng thành công văn hóa Leadership? 

Mời bạn tham khảo Workshop đầu tiên và duy nhất dành cho HR và Training, hướng dẫn:

𝐇𝐎𝐖 𝐓𝐎 𝐁𝐔𝐈𝐋𝐃 𝐀 𝐋𝐄𝐀𝐃𝐄𝐑𝐒𝐇𝐈𝐏 𝐂𝐔𝐋𝐓𝐔𝐑𝐄

Thời gian: 24.02. 2024

Địa điểm: Sheraton Saigon Hotel & Towers

Nội dung chương trình

Tạm kết

L&D không chỉ là người triển khai chương trình đào tạo, mà còn là đối tác chiến lược của các phòng ban, nhằm đảm bảo giá trị của việc học tập đem lại cho doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng văn hóa lãnh đạo (Leadership Culture) có thể được coi là chìa khóa quan trọng để khẳng định uy tín của L&D trước BOD. 

Bài viết thuộc dự án kỷ niệm 15 năm thành lập VMP Academy – “Năm, Mười, Mười Lăm… Trốn tìm”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.