Áp dụng biểu đồ xương cá Ishikawa để lập kế hoạch học tập | VMP Academy

Biểu đồ xương cá Ishikawa để lập kế hoạch học tập
Biểu đồ xương cá Ishikawa để lập kế hoạch học tập

Biểu đồ xương cá Ishikawa xuất phát từ Nhật Bản vào những năm 1960. Đây là công cụ nổi tiếng được dùng để kiểm soát chất lượng. Vậy làm cách nào để ứng dụng nó để lập kế hoạch học tập hiệu quả? Tại Tips For Learner tuần này, VMP sẽ hướng dẫn bạn làm được điều này. Khám phá ngay nhé!

Bài viết này thuộc chuỗi Tips For Learner 

Bí quyết để việc học dễ như ăn bánh.

Biểu đồ xương cá Ishikawa là gì?

Biểu đồ xương cá được phát triển bởi Kaoru Ishikawa, một nhà quản lý chất lượng người Nhật Bản. Ông là một trong những nhà lãnh đạo hàng đầu trong lĩnh vực quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm ở Nhật Bản vào cuối thập kỷ 1950 và đầu thập kỷ 1960.

Sơ đồ xương cá được giới thiệu vào những năm 1960 như một công cụ hữu ích để phân tích và hiểu rõ các nguyên nhân gây ra vấn đề trong quá trình sản xuất và quản lý chất lượng. Ông đã sử dụng nó như một phần của phương pháp kiểm soát chất lượng Total Quality Control (TQC), một phương pháp tổng thể mà Ishikawa và đồng nghiệp của ông đã phát triển.

Sau này, sơ đồ xương cá được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác như lập kế hoạch, quản lý dự án, quản lý quá trình, và cải tiến quy trình. Vậy làm cách nào để ứng dụng công cụ này để lập kế hoạch học tập hiệu quả? Khám phá ngay các bước tiếp theo. 

Bước 1: Lập mục tiêu học tập 

Đầu tiên, bạn cần lập mục tiêu học tập. Mục tiêu này cần đảm bảo SMART. Hãy lưu ý rằng, đây là mục tiêu lớn nhất trong quá trình học tập của bạn. Ví dụ, bạn đặt mục tiêu nói tiếng anh lưu loát trong công việc sau 1 năm, hoặc tối ưu hiệu suất làm việc sau 6 tháng, giảm thời gian làm 1 công việc từ 2 tiếng xuống 1 tiếng,… 

Việc đưa ra mục tiêu rõ ràng, có thể đo lường được là việc rất quan trọng. Bạn không thể thực hiện bước sau nếu bước này không đảm bảo. 

Tóm lại, bạn cần đặt mục tiêu thỏa mãn SMART.

Bước 2: Chia nhỏ mục tiêu theo biểu đồ xương cá

Dựa vào mục tiêu ban đầu, hãy vẽ biểu đồ xương cá ra giấy. Trên đỉnh chính là mục tiêu lớn nhất của bạn. Từ đỉnh, bạn dóng xuống chiếc xương gần nhất và chia nhỏ mục tiêu. Khác với cách lập kế hoạch thông thường (đi từ thời điểm hiện tại đến mục tiêu trong tương lai), sơ đồ xương cá chia mục tiêu ngược. Tức là từ mục tiêu lớn, bạn chia ngược các mốc thời gian dần về hiện tại. Việc này cho phép chúng ta biết được ở thời điểm nào cần đạt được mục tiêu gì. Nếu không đạt, cần chỉnh sửa hay thay đổi phương pháp để đảm bảo hoàn thành mốc tiếp theo. 

Áp dụng biểu đồ xương cá Ishikawa để lập kế hoạch học tập
Áp dụng biểu đồ xương cá Ishikawa để lập kế hoạch học tập

Ví dụ về biểu đồ xương cá trong học tập: Mục tiêu của bạn là giảm thời gian làm 1 công việc từ 2 tiếng xuống 1 tiếng sau 6 tháng. Vậy, ở xương cá thứ nhất, tạm đặt mốc là 5 tháng, bạn cần làm công việc này trong bao lâu để đạt được thời gian 1 tiếng ở tháng thứ 6. Có thể là 1 tiếng 15 phút. Tiếp theo, ở xương cá thấp hơn tương ứng với 4 tháng, thời gian sẽ là 1 tiếng 30 phút. Cứ như vậy, bạn chia đến thời điểm hiện tại.

Tóm lại:

  1. Chia nhỏ mục tiêu.
  2. Chia ngược từ tương lai về hiện tại.

Bước 3: Liệt kê hành động tương ứng

Sau khi đã có một bản kế hoạch chi tiết về mục tiêu ở từng mốc, bạn tiến hành đưa ra các hành động tương ứng để đạt được nó. Ví dụ, mục tiêu của bạn ở tháng thứ 4 là làm công việc trong 1 tiếng 30 phút, vậy, bạn cần những hành động hoặc tiêu chí nào để có thể đạt được điều này? 

Chúng có thể là: Bạn đã nắm các kỹ năng cần thiết để thực hiện nó, bạn không cần sự trợ giúp hay phụ thuộc vào người khác để làm việc này. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo tập trung tối đa vào công việc, set khoảng thời gian trên đồng hồ để đo lường, không bị làm phiền bởi các công việc gấp khác,… Tương tự, bạn có thể áp dụng để đưa ra các hành động phù hợp để chinh phục mục tiêu học tập của mình. 

Tóm lại, bạn cần đưa ra hành động dựa trên mục tiêu nhỏ.

Sau khi có kế hoạch học tập theo biểu đồ xương cá, bạn làm gì tiếp theo?

Bắt tay vào thực hiện. Kế hoạch dù có hoàn mỹ đến đâu cũng chỉ nằm trên giấy nếu bạn không bắt tay vào làm. Để quá trình học tập của bạn trở nên hiệu quả hơn, VMP bật mí cho bạn 1 tips người học giỏi không muốn chia sẻ với bạn, đó chính là xác định kiểu đồng hồ sinh học để làm việc năng suất. Hiểu rõ khung giờ hoạt động hiệu quả sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian học nhưng vẫn đạt được hiệu quả tối đa.

Sau khi có kế hoạch học tập, cần bắt đầu hành động.
Sau khi có kế hoạch học tập, cần bắt đầu hành động.

Hãy kết hợp thêm các phương pháp học tập khác như: Phương pháp Kaizen – Học tập cải tiến liên tục, phương pháp Shuhari – thành thạo rồi mới sáng tạo, Active Recall – Phương pháp chủ động gợi nhớ, phương pháp học tập Simon, phương pháp Doodle giúp bạn ghi nhớ nhanh hơn… 

Tự tán thưởng bản thân khi hoàn thành mục tiêu nhỏ. Việc này giúp tạo nên động lực và niềm tin để bạn có thể chinh phục các mốc cao hơn theo biểu đồ xương cá. Khi đạt được thành tựu nhỏ, hãy tự thưởng cho bản thân những món quà nhỏ, chúng có thể là ly trà sữa, lời tán thưởng, chiếc móc khóa hoặc quyển sách, hay chỉ đơn giản là vài tiếng rảnh rỗi…

Kiên nhẫn theo đuổi mục tiêu đến cùng. Khi thực hiện các mục tiêu nhỏ, việc không hoàn thành 100% mục tiêu đề ra là điều hoàn toàn bình thường. Thay vì chán nản, bỏ ngang kế hoạch, hãy tự ghi nhận những điều bản thân làm được và cố gắng hơn ở mục tiêu tiếp theo. Đến khi chạm được mục tiêu lớn, bạn sẽ phải thầm cảm ơn bản thân vì đã không bỏ cuộc đấy! Chúc bạn học tốt và đạt được mục tiêu của riêng mình nhé.

Tóm lại, bạn cần:

  1. Bắt tay vào làm.
  2. Kết hợp phương pháp học khác.
  3. Tán thưởng bản thân.
  4. Kiên nhẫn theo đuổi mục tiêu.

Bạn sẽ áp dụng biểu đồ xương cá Ishikawa như thế nào?

Trên đây là một vài thông tin giúp bạn áp dụng biểu đồ xương cá để lập kế hoạch học tập hiệu quả. Bạn thấy công cụ này hữu ích chứ? Bạn sẽ ứng dụng nó như thế nào? Đừng ngần ngại chia sẻ bên dưới để VMP được biết với nhé. Nếu thấy hay, đừng quên truy cập vmptraining mỗi tuần để cập nhật thêm nhiều nội dung mới nhất về chủ đề này nha. 

Bài viết thuộc chuỗi Tips For Learner – Bí quyết để việc học dễ như ăn bánh. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *