Vòng lặp 5 bước triển khai chương trình đào tạo với ADDIE

 

Vòng lặp 5 bước triển khai chương trình đào tạo với ADDIE

Việc triển khai chương trình đào tạo không chỉ diễn ra trong khóa học mà nó là cả một quá trình. Mô hình ADDIE được thực hiện theo 5 bước tương ứng trước – trong – sau khóa học, quá trình trên được lặp lại bằng sự phản hồi để cải tiến, điều này mang lại hiệu quả cao cho việc đào tạo trong doanh nghiệp. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu 5 bước giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển chương trình đào tạo nội bộ hiệu quả với mô hình ADDIE. 

Mô hình triển khai chương trình đào tạo là gì?

Mô hình ADDIE được xây dựng và phát triển vào những năm 1970, đây là phương pháp giúp bạn xây dựng và phát triển khóa học hiệu quả hơn. 

ADDIE là từ viết tắt của năm bước quy trình phát triển khóa học: Analysis – Design – Development – Implementation – Evaluation (Phân tích – Thiết kế – Phát triển – Thực hiện – Đánh giá). Mô hình ADDIE được thực hiện theo từng bước cụ thể và có sự lặp lại, nhờ vậy mô hình này được sử dụng phổ biến đồng thời được đánh giá cao vì tính đơn giản nhưng mang lại hiệu quả trong việc triển khai chương trình đào tạo.

Bước 1: Analysis – Hãy đưa ra các mục tiêu đào tạo rõ ràng

 

Bước 1: Analysis - Hãy đưa ra các mục tiêu đào tạo rõ ràng

Bước đầu triển khai chương trình đào tạo, nhà quản lý cần phân tích nhu cầu từ 3 góc nhìn: chiến lược của doanh nghiệp, khát vọng của nhân viên và xu hướng thị trường.

  • Chiến lược của doanh nghiệp: Đào tạo cần phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp để đạt được mục đích phát triển kinh doanh.
  • Khát vọng của người học: Nhân viên là nòng cốt của mỗi một tổ chức, vì vậy, quan tâm mức độ hài lòng của họ sẽ khiến hiệu quả được tăng cao.
  • Xu hướng thị trường: Sự biến động liên tục của thị trường sẽ là động lực khiến các doanh nghiệp phải luôn thay đổi. Vì vậy, đào tạo sẽ phản tác dụng nếu không phục vụ cho mục đích này.

Lưu ý, để xác định nhu cầu đào tạo thì phải có mục tiêu rõ ràng. Bạn có thể sử dụng mô hình S.M.A.R.T (S – Specific, M – Measurable, A – Actionable, R – Relevant, T – Time-Bound) để đưa ra các tiêu chí đánh giá cụ thể, từ đó biết được mình phải làm gì và làm như thế nào để đạt được những tiêu chí đó.

Có thể bạn quan tâm: Xác định nhu cầu đào tạo với GAP MODEL

Bước 2: Design – Đừng “tham” nội dung – quy tắc 5±2

Bước 2: Design - Đừng "tham" nội dung - quy tắc 5±2

Đề cương khóa học hay còn gọi là Outline, thiết kế đề cương sẽ giúp bạn nắm rõ được nội dung khóa học, theo sát được mục tiêu và nhu cầu đào tạo. Để thiết kế đề cương hiệu quả cần trả lời 3 câu hỏi sau: 

  • Value of course: Đâu là giá trị của khóa học hay học viên sẽ nhận được gì sau khóa học?
  • Methodologies: Đâu là phương pháp và hình thức bạn sẽ sử dụng để tổ chức khóa học? 
  • Program content: Đâu là nội dung chính của chương trình?

Để triển khai chương trình đào tạo hiệu quả thì đề cương khóa học phải rõ ràng, đầy đủ. Tuy nhiên nếu đề ra quá nhiều nội dung cho đề cương sẽ bị quá tải và rối, thậm chí không đủ thời gian và chi phí để thực hiện kế hoạch. Vậy nên hãy thực hiện đề cương theo quy tắc 5±2, tức là bạn nên đề ra tối thiểu là 3 và tối đa là 7 mục cho đề cương khóa học để chương trình đạt kết quả tốt nhất.

Bước 3: Development – Hãy trao đổi thông tin với chuyên gia đào tạo

Bước 3: Development - Hãy trao đổi thông tin với chuyên gia đào tạo

Phát triển tài liệu dựa trên đề cương đã thiết kế, giai đoạn này nhằm làm rõ ràng và chi tiết cho từng nội dung của bước thiết kế trước đó. Những công việc bạn cần thực hiện bao gồm:

  • Lên kế hoạch bài giảng: những nội dung trong khóa học, những nội dung đó có giá trị gì, phương pháp/hoạt động cho nội dung đó, thời lượng cho nội dung đó
  • Tài liệu học cho học viên: tài liệu phải đầy đủ thông tin và nội dung có trong khóa học để học viên học trong khóa học và nghiên cứu sau khóa học
  • Trình chiếu: chuẩn bị slide trình chiếu thu hút, nội dung cấu trúc rõ ràng, đồng nhất về font chữ và màu trong slide,…

Một lưu ý cho các công ty khi sử dụng dịch vụ đào tạo thuê ngoài, bạn nên trao đổi thật kỹ với các chuyên gia đào tạo để đảm bảo rằng nội dung đào tạo đó sẽ phù hợp với đề cương ban đầu cũng như mong muốn phát triển của công ty.

Bước 4: Implementation – Ưu tiên hình thức “Đào tạo Thử nghiệm”

Bước 4: Implementation - Ưu tiên hình thức "Đào tạo Thử nghiệm"

Bước 4 là bước cực kỳ quan trọng vì nó sẽ phản ánh toàn bộ sự chuẩn bị trước đó của bạn có ích hay không. Tuy nhiên, để triển khai chương trình đào tạo thành công bạn cần quan tâm đến 4 yếu tố sau:

  • Chọn giảng viên: theo tiêu chuẩn 5Đ+: Đủ tư cách, Đủ chuyên môn, Đủ năng lực, Đầy nhiệt huyết, Đem cảm hứng, Đúng phương pháp,…
  • Tư vấn phương pháp: khóa học diễn ra bằng hình thức nào: online, offline, trong lớp học, ngoài lớp học?
  • Mở đầu và điều phối: giới thiệu về khóa học, thực hiện nội dung giảng dạy theo kế hoạch, giám sát học viên, giải đáp thắc mắc của học viên,…
  • Right ending: 5 việc cần làm khi kết thúc buổi đào tạo gồm: ôn tập cuối khóa, truyền cảm hứng cho người học, kế hoạch phát triển sau khóa học, đường dây nóng liên hệ, phát biểu lời cảm ơn.

Để hiệu quả hơn, bạn nên chia nhân viên thành nhóm nhỏ để thực hiện đào tạo thử nghiệm, việc này giúp đánh giá quá trình tiếp nhận của nhân viên để có sự điều chỉnh cho phù hợp. Sau khi thử nghiệm đạt yêu cầu thì mới áp dụng chính thức cho toàn bộ nhân viên, điều này giúp việc triển khai chương trình đào tạo không những hoàn thiện hơn mà còn đạt hiệu quả cao hơn.

Bước 5: Evaluate – Xây dựng timeline cho việc đánh giá hiệu quả đào tạo

Bước 5: Evaluate - Xây dựng timeline cho việc đánh giá hiệu quả đào tạo

Cần có bước đánh giá quy trình và kết quả đạt được sau khi triển khai chương trình đào tạo để có sự điều chỉnh cho phù hợp hơn. Để đánh giá được khách quan và chính xác, người đào tạo có thể khảo sát, thu thập ý kiến của học viên về chương trình đào tạo. KirkPatrick là mô hình đánh giá hiệu quả đào tạo, bao gồm 4 cấp độ:

  • Cấp độ 1: Đo lường phản ứng: Đánh giá phản ứng và mức độ hài lòng của nhân viên bằng khảo sát sau khóa học. 
  • Cấp độ 2: Mức độ tiếp thu: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học viên sau khóa đào tạo bằng các bài test nhanh. 
  • Cấp độ 3: Sự thay đổi về hành vi: Học viên đã thay đổi ra sao sau khóa đào tạo, đã áp dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tế ra sao?
  • Cấp độ 4: Sự thay đổi về kết quả: Đánh giá mức độ cải thiện trong kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Hãy dựa vào những mục tiêu đã đề ra ban đầu để đánh giá xem nhân viên sau khi đào tạo có đáp ứng được các mục tiêu không và đáp ứng ở mức độ như thế nào. Bạn có thể chia thành nhiều giai đoạn để thực hiện bước này vì nhân viên cần có thời gian áp dụng và cải thiện. Như vậy, kết quả đánh giá mới chính xác và khách quan nhất.

Có thể bạn quan tâm: Mô hình Kirkpatrick – Đo lường hiệu quả đào tạo với 04 cấp độ

Tạm kết về cách triển khai chương trình đào tạo

Việc triển khai chương trình đào tạo sao cho hiệu quả luôn là vấn đề mà các nhà quản lý quan tâm. Tuy nhiên, quá trình này cần này cần được chuẩn bị kỹ lưỡng và có kế hoạch cụ thể. Trên đây là các bước triển khai chương trình đào tạo theo mô hình ADDIE mà doanh nghiệp nên áp dụng. Để biết thêm về mô hình ADDIE cũng như nâng cao kỹ năng quản lý của mình, các bạn có thể tham khảo chương trình Training Manager FX.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.