Đối với các nhà quản lý, nhân viên luôn là lực lượng nòng cốt thực hiện những mục tiêu, định hướng của công ty. Vì vậy việc thúc đẩy động lực và ý chí làm việc của nhân viên luôn là một trong những vấn đề các nhà quản lý nên quan tâm đến. Để làm được điều đó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những mẹo để tạo động lực cho nhân viên nhé.
Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng lãnh đạo truyền cảm hứng
1. Tin tưởng nhân viên và cho họ cảm thấy được tin tưởng
Phần lớn những nhà quản lý thường có suy nghĩ rằng nhân viên sẽ không có khả năng hoàn thành hết các công việc được đề ra. Nếu như nhân viên cảm thấy khả năng của họ không được tin tưởng, các công việc cho dù đơn giản họ vẫn cảm thấy không thể làm được.
Vì vậy chúng ta cần phải đặt niềm tin vào nhân viên. Có như vậy họ mới cảm thấy được tin tưởng và có động lực, ý chí để hoàn thành những công việc được đề ra.
Nhà quản lý cũng nên trao cho nhân viên những quyền hạn nhất định để họ có những sự chủ động cần thiết trong công việc, đồng thời giúp nhân viên nhân cao tinh thần trách nhiệm trong công việc.
Xem thêm: Xây dưng niềm tin và gắn kết
2. Lắng nghe, tiếp thu và tôn trọng ý kiến nhân viên
Đây là một trong những kĩ năng mà các nhà lãnh đạo nên có. Việc thấu hiểu những mong muốn của nhân viên sẽ giúp nhà lãnh đạo biết được những mong muốn và các vấn đề họ đang gặp phải. Việc tiếp thu ý kiến của nhân viên sẽ làm cho họ cảm thấy được thấu hiểu, và gần gũi với các lãnh đạo cấp cao. Từ đó thúc đẩy tiến độ và gia tăng năng suất làm việc của nhân viên.
3. Hãy làm cho nhân thấy rằng họ đang làm những công việc có ý nghĩa
Chắc hẳn mỗi cá nhân khi làm những việc có ý nghĩa đều cảm thấy vui vẻ và tinh thần sảng khoái. Vì thế việc ghi nhận những công việc tốt, có ý nghĩa của nhân viên sẽ tạo tinh thần phấn chấn và nhiều nguồn cảm hứng mới cho công việc.
Nhà quản lý nên làm cho nhân viên cảm thấy những công việc họ đang làm là những công việc thực sự có ý nghĩa. Có như vậy họ mới cảm thấy những việc họ làm được ghi nhận. Hành động này tuy nhỏ những sẽ mang đến cho nhân viên nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
4. Ghi nhận những thành quả nhân viên đạt được
Mỗi khi nhân viên đạt những thành tựu nhất định trong công việc, các nhà lãnh đạo nên ghi nhận những thành quả do họ tạo ra. Có như vậy họ mới cảm thấy những nổ lực của bản thân không bị phủi bỏ. Nhân viên cũng sẽ cảm thấy bản thân được trân trọng hơn. Nếu nhân viên hoành thành công việc một cách xuất sắc, hãy khen thưởng và tặng họ những phần thưởng xứng đáng, tạo động lực giúp họ cố gắng hoàn thành xuất sắc các công việc được giao trong tương lai.
5. Nên tạo cho nhân viên một khoảng không gian riêng
Các nhà quản lý hãy đặt niềm tin của mình vào đội ngũ nhân lực mình đã tuyển chọn. Nhà quản lý chỉ nên theo dõi nhân viên thông qua những bảng báo cáo công việc. Nếu bị quản lý quá chặt chẽ, họ sẽ cảm thấy không thoải mái và dần dần mất sự tự do trong công việc.
Điều này không đem lại lợi ích mà còn gây ra những hậu quả đáng tiếc. Nhân viên bị kiểm soát quá chặt sẽ dẫn đến hiệu suất công việc suy giảm, tệ hơn nữa là tạo cho họ sự chán nản trong công việc và nguy cơ xảy ra bỏ việc là rất cao. Vì vậy doanh nghiệp hãy tạo cho nhân viên một khoảng không gian riêng để họ cảm thấy tự do và thoải mái trong công việc.
6. Sa thải nhân viên khi cần thiết
Khi một nhân viên có năng suất làm việc không đạt hiệu quả như mong đợi cho dù bạn đã nhắc nhở nhiều lần. Việc sa thải là điều cần thiết phải làm. Đây cũng là bài học cho những nhân viên còn lại, nếu họ thực sự muốn tiếp tục công việc, họ sẽ có thái độ nghiêm túc hơn, chú tâm hơn vào công việc.
Mẹo: Giữ chân nhân tài
Ngoài 06 mẹo tạo đọng lực cho nhân viên. Học viện VMP cũng có rất nhiều chủ đề, kiến thức hay khác. Cùng xem nhé: