Critical Thinking – Bí Quyết Để L&D Đề Xuất Đào Tạo Quản Lý Thành Công

Critical Thinking (Tư duy phản biện) là kỹ năng quan trọng giúp L&D phân tích, đánh giá để đưa ra đề xuất chương trình đào tạo tối ưu đối với cấp quản lý. Bởi vì phát triển năng lực của các quản lý là con đường nhanh nhất dẫn đến sự thành công của một tổ chức.

Vậy làm sao để L&D ứng dụng hiệu quả Critical thinking vào việc đề xuất chương trình đào tạo dành cho cấp quản lý?

 Sự kiện miễn phí Cafe and Learn tháng 10 với chủ đề: 

Critical Thinking

Làm sao đề xuất chương trình đào tạo quản lý hiệu quả?

 

▶ Thời gian: 08:30 – 11:30, Thứ 7 ngày 07/10/2023

▶ Địa điểm: Cafe Lê’s Path – Toà B3 Làng Quốc Tế Thăng Long, Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội

Đăng ký miễn phí!

Lưu ý: Đây sẽ là sự kiện Cafe and Learn cuối cùng được diễn ra tại Hà Nội trong năm 2023!!

 

Critical Thinking là gì?

Đầu tiên, L&D cần làm rõ khái niệm critical thinking là gì? Critical thinking là khả năng suy luận, phân tích thông tin một cách có logic và khách quan. Từ đó giúp mỗi người có thể suy luận và đưa ra quyết định đúng đắn cho bản thân hoặc người khác. 

Và liên quan đến việc đề xuất chương trình đào tạo cấp quản lý của bộ phận L&D, thì tư duy phản biện sẽ được dùng cho 3 nhiệm vụ chính:

  1. Tổng hợp thông tin
  2. Phân tích và ra quyết định chính xác
  3. Đề xuất và thuyết phục hiệu quả

Tổng hợp thông tin 

STORM để tổng hợp những thông tin cần thiết cho việc đề xuất chương trình đào tạo

Để những đề xuất chương trình đào tạo cấp quản lý dễ dàng được ban lãnh đạo chấp thuận. Thì bộ phận L&D cần nâng cao “Critical thinking” để có thể tổng hợp các thông tin (bao gồm: đánh giá – đo lường hiệu quả sau đào tạo, dữ liệu cũ, xu hướng thị trường, mục tiêu kinh doanh, nhu cầu người học,…) một cách chính xác và đầy đủ.

L&D có thể tham khảo công thức STORM để tổng hợp những thông tin cần thiết cho việc đề xuất chương trình đào tạo:

  • Subject (chủ đề): Xác định chủ đề chính của chương trình đào tạo dựa trên nhu cầu và mục tiêu của cấp quản lý.
  • Target (mục tiêu): Đâu là mục tiêu các quản lý cần đạt được khi tham gia chương trình đào tạo. Bao gồm những kỹ năng và kiến thức cần thiết.
  • Options (Các lựa chọn): Tìm ra những nội dung, phương thức đào tạo, thời gian và địa điểm phù hợp với cấp quản lý.
  • Roles & Rules (Vai trò & quy tắc): Xác định rõ vai trò của mỗi bên tham gia (học viên, giảng viên, người quản lý chương trình) để đảm bảo chương trình diễn ra một cách hiệu quả nhất.
  • Manage (quản lý): Đưa ra cách thức quản lý cho từng giai đoạn của chương trình. Bao gồm việc đánh giá hiệu quả và cách thức Follow-up sau đào tạo.

Phân tích và ra quyết định 

Ở giai đoạn tiếp theo, bộ phận L&D cần phải sử dụng Critical thinking để đưa ra phân tích, đánh giá hiệu quả cho từng phương án đã được tổng hợp trước đó. Và bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho L&D một phương pháp rất hiệu quả trong việc phân tích và ra quyết định.

Phương pháp đưa ra quyết định toàn diện (Comprehensive Decision Analysis – CDA) được phát triển bởi Giáo sư Ronald A. Howard. Đây là phương pháp giúp L&D đưa ra quyết định dựa trên việc chấm điểm những phương án mang lại giá trị tiện ích cao nhất.

Nguyên tắc bắt buộc của phương pháp CDA:

  • Chắt lọc ra 10 sau đó là 5 và cuối cùng là chọn ra 3 phương án tối ưu nhất.
  • Những ai có liên quan đến chương trình đào tạo đều phải tham gia phân tích và cho điểm

Phương pháp đưa ra quyết định toàn diện (Comprehensive Decision Analysis - CDA) được phát triển bởi Giáo sư Ronald A. Howard

Nguyên tắc chấm điểm

  • P/án 1: Ước lượng và cho điểm bất kỳ (số điểm tối đa là 10)
  • P/án 2: So sánh dựa trên phương án 1 (số điểm tối đa là 10)
  • P/án 3: So sánh dựa trên phương án 1 & 2 (số điểm tối đa là 10)

Lưu ý ở từng mục:

  • Hiệu quả cao thì điểm cao
  • Tính khả thi càng cao thì điểm cao
  • Rùi ro cao thì điểm thấp và ngược lại
  • Chi phí cao thì điểm thấp và ngược lại

Đề xuất và thuyết phục BOD bằng Critical Thinking

Công thức SPEAK - gia tăng tính thuyết phục khi đưa ra đề xuất với ban lãnh đạo

Sau khi đã sử dụng Critical thinking vào quá trình phân tích và chọn lọc chương trình đào tạo tối ưu nhất đối với cấp quản lý. Lúc này, bộ phận L&D đã đủ cơ sở để đưa ra đề xuất và thuyết phục thành công đối với BOD (ban lãnh đạo).

Và để gia tăng tính thuyết phục khi đưa ra đề xuất với ban lãnh đạo. Người làm bộ phận L&D có thể vận dụng hoặc tham khảo công thức SPEAK dưới đây:

  • Summary Situations: Tóm tắt tình huống hiện tại của tổ chức, bao gồm những thách thức mà các quản lý đang gặp phải. Và việc đào tạo cấp quản lý là một phương pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề trong hiện tại.
  • Propose: Đề xuất chương trình đào tạo cấp quản lý với mục tiêu, phạm vi và nội dung cụ thể. Đồng thời cũng nêu rõ chương trình này đã được thiết kế để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu của tổ chức.
  • Explain: Giải thích tại sao chương trình đào tạo cấp quản lý là quan trọng đối với sự phát triển của các thành viên trong tổ chức. Bằng cách trình bày các dữ liệu hoặc ví dụ minh họa
  • Advantage: Liệt kê các ưu điểm và lợi ích cụ thể mà chương trình đào tạo cấp quản lý sẽ mang lại. Và đảm bảo rằng những lợi ích này có liên quan trực tiếp đến mục tiêu chung của tổ chức.
  • Knockout: Trả lời cụ thể và hợp lý các câu hỏi hoặc lo ngại mà BOD có thể đưa ra. Đồng thời, cung cấp các giải pháp hoặc lập luận để giải quyết những thắc mắc này.

Tạm kết

Bài viết đã cho thấy giá trị mạnh mẽ của kỹ năng “Critical thinking” và ba giai đoạn cần thiết để đề xuất chương trình đào tạo cấp quản lý. Người làm L&D có thể nâng cao năng lực này bằng cách liên tục phân tích thông tin dựa trên sự logic và lý trí.

Bài viết thuộc dự án kỷ niệm 15 năm thành lập VMP Academy – “Năm, Mười, Mười Lăm… Trốn tìm”

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *