L&D ứng dụng Instructional Design như thế nào?

Instructional Design là gì?

Instructional Design – hay còn gọi là Thiết kế học tập – đang trở thành một trong những năng lực quan trọng nhất của các chuyên gia đào tạo và phát triển (L&D). Trong bối cảnh doanh nghiệp ngày càng chú trọng vào hiệu quả học tập và phát triển năng lực nhân sự, việc hiểu và ứng dụng Instructional Design bài bản sẽ giúp chương trình đào tạo tạo ra tác động thực sự.

Vậy Instructional Design là gì? Làm sao để áp dụng được vào thực tế doanh nghiệp? Ứn dụng AI vào  Instructional Design như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ tất cả. Nội dung thuộc L&D vocab – Từ điển để làm đào…tạo.

Instructional Design là gì?

Instructional Design – ID (Thiết kế học tập) là quy trình phân tích nhu cầu đào tạo, xác định mục tiêu học tập, thiết kế nội dung, triển khai phương pháp giảng dạy phù hợp và đánh giá hiệu quả học tập.

Instructional Design không chỉ đơn thuần là viết slide hay soạn giáo trình. Đó là cả một quá trình nhằm đảm bảo rằng người học có thể hiểu – ghi nhớ – áp dụng – và thay đổi hành vi sau chương trình đào tạo.

Instructional Design và Learning Experience Design (Thiết kế trải nghiệm học tập) là bộ đôi không thể thiếu nếu muốn tạo ra được chương trình đào tạo hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm khái niệm này tại Instructional Designer là gì? Learning Experience Design là gì? Điểm khác biệt giữa ID và LXD.

Lợi ích của Instructional Design 

Lợi íchTác động đến tổ chức
Giúp đào tạo đúng nhu cầuTối ưu chi phí, tránh lãng phí nguồn lực
Tạo nội dung học tập hiệu quảNgười học nhớ lâu, dễ áp dụng
Gắn kết đào tạo với mục tiêu kinh doanhĐào tạo không còn rời rạc, mà trở thành đòn bẩy chiến lược
Cá nhân hóa trải nghiệm họcTăng sự hài lòng và tỷ lệ hoàn thành khóa học
Đo lường hiệu quả cụ thểLãnh đạo dễ dàng thấy được ROI của đào tạo

Mô hình Instructional Design phổ biến: ADDIE

ADDIE - mô hình Instrcutional Design phổ biến.
ADDIE – mô hình Instrcutional Design phổ biến.

Trong thực tế, mô hình được sử dụng nhiều nhất để triển khai Instructional Design là ADDIE – viết tắt của 5 bước:

1. Analysis – Phân tích nhu cầu

Ở bước này, người thiết kế đào tạo cần xác định:

  • Vấn đề đang gặp phải là gì? (hiệu suất thấp, kỹ năng thiếu, hành vi chưa phù hợp…)
  • Đối tượng người học là ai? (vị trí, kinh nghiệm, phong cách học…)
  • Kết quả mong đợi sau đào tạo là gì?

Công cụ thường dùng: khảo sát nội bộ, phỏng vấn, phân tích KPI, đánh giá năng lực.

2. Design – Thiết kế chương trình

Giai đoạn này bao gồm:

  • Xác định mục tiêu học tập (theo SMART hoặc Bloom’s Taxonomy)
  • Xây dựng outline chương trình học
  • Thiết kế các hoạt động giảng dạy (role-play, tình huống, thảo luận nhóm…)
    Lên kế hoạch thời lượng, hình thức học (offline, online, blended…)

3. Development – Phát triển tài liệu

Các tài liệu được chuẩn bị bao gồm:

  • Slide thuyết trình
  • Video minh họa
  • Tài liệu học tập, bảng công cụ
  • Bài kiểm tra, bài tập tình huống

4. Implementation – Triển khai chương trình

Tổ chức lớp học, hỗ trợ người học, giảng viên giảng dạy, điều phối kỹ thuật… đều nằm trong bước này.

Có thể triển khai theo nhiều hình thức:

  • Đào tạo trực tiếp (Instructor-led Training)
  • Đào tạo trực tuyến (eLearning)
  • Đào tạo kết hợp (Blended Learning)
  • Đào tạo Hybrid Learning.

5. Evaluation – Đánh giá hiệu quả

Đánh giá theo mô hình Kirkpatrick 4 cấp độ:

  • Mức 1: Cảm nhận của người học
  • Mức 2: Mức độ tiếp thu
  • Mức 3: Ứng dụng sau đào tạo
  • Mức 4: Tác động đến kết quả kinh doanh

Hoặc L&d cũng có thể sử dụng mô hình Phillips ROI, CIPP để đánh giá hiệu quả đào tạo. 

Ví dụ thực tế áp dụng Instructional Design

Tình huống:

Công ty A nhận thấy đội ngũ quản lý cấp trung giao việc thiếu hiệu quả, gây chồng chéo công việc và giảm năng suất đội nhóm.

Ứng dụng ADDIE:

BướcHành động cụ thể
AnalysisPhỏng vấn nhân viên & quản lý → Xác định nhu cầu đào tạo kỹ năng giao việc
DesignThiết kế chương trình 1 ngày: Học mô hình 5W1H + Role-play thực hành
DevelopmentLàm slide, video ví dụ giao việc sai/đúng, tạo bài tập tình huống
ImplementationTổ chức lớp học tại công ty + 1 tuần theo dõi ứng dụng thực tế
EvaluationSau 1 tháng: 65% học viên áp dụng thành công, năng suất nhóm tăng 18%

Đây chính là minh chứng rõ nét cho việc Instructional Design giúp chuyển hóa mục tiêu học tập thành kết quả thực tế.

Ứng dụng AI vào Instructional Design như thế nào?

Trong thời đại số, AI (trí tuệ nhân tạo) đã trở thành “trợ lý đắc lực” cho người làm thiết kế học tập. Dưới đây là cách AI hỗ trợ L&D ở từng giai đoạn Instructional Design:

1. Phân tích nhu cầu

  • AI phân tích dữ liệu hiệu suất, phát hiện điểm yếu trong kỹ năng.
  • Chatbot AI thu thập & phân tích phản hồi từ người học.

2. Thiết kế chương trình

  • Dùng ChatGPT để viết mục tiêu học tập, tạo outline bài giảng.
  • Gợi ý hoạt động giảng dạy phù hợp từng đối tượng.

3. Phát triển nội dung

  • Tạo video đào tạo bằng AI (VideoGen, Capcut)
  • Thiết kế slide bằng AI (Garma)
  • Tạo câu hỏi trắc nghiệm, bài tập phản xạ nhanh với AI

4. Triển khai chương trình

  • LMS tích hợp AI giúp cá nhân hóa lộ trình học.
  • AI chatbot hỗ trợ học viên 24/7.

5. Đánh giá hiệu quả

  • AI phân tích dữ liệu khảo sát, hành vi học viên.
  • Tự động chấm điểm, đề xuất cải tiến chương trình.

Ai nên biết về Instructional Design?

    • Chuyên viên L&D (Learning & Development)
    • Nhân sự phụ trách đào tạo nội bộ
    • Trainer nội bộ doanh nghiệp, trainer freelance
    • HR – muốn thiết kế chương trình gắn với nhu cầu nhân sự
  • Chuyên gia chuyển đổi số trong đào tạo

Khóa học gợi ý: Thiết kế khóa học bằng công nghệ – PDT của VMP Academy

Nếu bạn muốn nắm vững kỹ thuật Instructional Design và ứng dụng AI vào thiết kế chương trình đào tạo, hãy tham khảo khóa học PDT – Program Design with Tech. Khóa học giúp bạn:

  • Học cách sử dụng AI để rút ngắn thời gian thiết kế nội dung
    Có ngay template thiết kế chương trình, lesson plan, form đánh giá hiệu quả
  • Làm quen với hơn 8 công cụ thiết kế chương trình hiệu quả.
  • Biết cách kết hợp AI và tư duy đào tạo hiệu quả để tạo ra chương trình chất lượng.
  • Thực hành thiết kế đề cương khóa học ngay tại lớp.

>> Xem chi tiết khóa học tại đây

Tạm kết về L&D ứng dụng Instructional Design như thế nào?

Trên đây là một vài thông tin liên quan đến Instructional Design. Với sự hỗ trợ của công nghệ và AI, người làm đào tạo giờ đây có thể thiết kế các chương trình cá nhân hóa, linh hoạt, dễ đo lường và tác động tích cực đến kết quả kinh doanh.

Để nâng cao kỹ năng ứng dụng AI thiết kế khóa học, bạn có thể tham khảo khóa PDT – Program Design with Tech.

Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm các khóa liên quan đến kỹ năng dẫn giảng, kỹ năng đào tạo, kỹ năng quản lý dành cho cá nhân, bạn có thể tham khảo các khóa khác do VMP tổ chức như:

Train The Trainer 3+ | Đào tạo Giảng viên nội bộ số 1 Đông Nam Á.

Training Management Performance | Quản lý hiệu suất đào tạo

U – Maximize Management | Nâng cao năng lực quản lý bền vững

On The Job Coaching | Kỹ năng huấn luyện kèm cặp nhân viên

Leading Emotional | Lãnh đạo bằng trí tuệ cảm xúc

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ 1800 6981 hoặc gửi mail về địa chỉ daotao@vmp.edu.vn. Đội ngũ VMP luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!