Lập mục tiêu SMART để học tập hiệu quả | VMP Academy

Mục tiêu SMART để học tập hiệu quả.

Mục tiêu SMART là cụm từ thường được nhắc đến trong việc lên kế hoạch. Vậy cụ thể SMART là gì? Làm thế nào để ứng dụng tạo mục tiêu học tập hiệu quả? Tất cả sẽ được giải quyết tại bài viết này. Cùng VMP khám phá ngay nhé!

Bài viết này thuộc chuỗi Tips For Learner 

Bí quyết để việc học dễ như ăn bánh.

[maxbutton id=”4″ url=”https://vmptraining.com/category/tips-for-learner/” text=”Khám phá ” ] [maxbutton id=”13″ url=”#” text=”Follow” ]

Mục tiêu SMART là gì?

Mục tiêu SMART nhắc đến lần đầu tiên vào tháng 11 năm 1981 trong bài báo trên tạp chí Management Review mang tên “There’s a S.M.A.R.T. way to write management’s goals and objectives” (tạm dịch: Có một cách THÔNG MINH để viết mục tiêu quản trị). Tác giả của bài báo này là George T. Doran, một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý và tư vấn. Ông đã đề xuất SMART nhằm giúp các tổ chức và cá nhân thiết lập mục tiêu cụ thể và đo lường được. 

Kể từ đó, cụm từ “SMART” đã trở thành một phương pháp phổ biến trong việc thiết lập mục tiêu. SMART là viết tắt của:

  • Specific (Cụ thể): Mục tiêu nên được xác định rõ ràng và chi tiết.
  • Measurable (Đo lường được): Mục tiêu cần phải có các chỉ số đo lường để đánh giá tiến triển và kết quả.
  • Achievable (Thực hiện được): Mục tiêu nên khả thi, có thể đạt được với tài nguyên và thời gian có sẵn.
  • Relevant (Liên quan): Mục tiêu phải liên quan và hỗ trợ cho các mục tiêu lớn hơn của tổ chức hoặc cá nhân.
  • Time-bound (Thời gian cụ thể): Mục tiêu được đặt ra trong một khung thời gian cụ thể.

Tóm lại:

  1. Mục tiêu SMART được sáng tác bởi George T. Doran.
  2. SMART viết tắt của: Specific, Measurable, Achievable, Relevant, Time-bound.

Khám phá cách áp dụng SMART để thiết lập mục tiêu học tập ngay nội dung bên dưới. 

Làm thế nào để lập mục tiêu học tập SMART?

Chúng ta đi theo các chữ cái của phương pháp này để lập nên được mục tiêu học tập thông minh, cụ thể:

Specific: Ở bước này, bạn cần trả lời các câu hỏi như: Học cái gì? Mục đích học là gì? Ví dụ về mục tiêu SMART: Bạn đang muốn học về kỹ năng tin học văn phòng, vậy hãy vận dụng hai câu hỏi trên, ta có: Học cái gì? Học về sử dụng hàm trong excel; Mục đích? Để thực hiện các thao tác liên quan đến nghiệp vụ kế toán. Như vậy, bạn đã làm mục tiêu trở nên rõ ràng hơn. Việc này giúp bạn dễ dàng đưa ra định lượng cho các chữ cái tiếp theo.

Measurable: Để đưa ra mục tiêu đo lường được, bạn cần xác định con số cụ thể là bao nhiêu. Tiếp nối ví dụ ở trên, bạn đưa ra số hàm excel cụ thể, có thể là 10, 20 hoặc 50 tùy theo mục tiêu thực tế mà bạn mong muốn. Lúc này, mục tiêu đã rõ hơn một chút nữa khi có tính định lượng: học 30 hàm excel để thực hiện các thao tác liên quan đến nghiệp vụ kế toán.

Achievable: Mục tiêu này có khả thi với quỹ thời gian và năng lực hiện tại của bạn không? Ví dụ, bạn muốn giao tiếp lưu loát tiếng Anh trong công việc sau 1 tháng. Tuy nhiên, thời gian mỗi ngày bạn dành để học chỉ là 15 phút và hiện tại bạn chưa thể nói được một câu hoàn chỉnh. Vậy mục tiêu này đang không khả thi. Bạn cần điều chỉnh mục tiêu hợp với hoàn cảnh của bản thân hiện tại, bạn có thể đặt mục tiêu sử dụng nhuần nhuyễn 30 câu giao tiếp tiếng Anh hằng ngày trong 30 ngày. Mỗi ngày dành 15 phút để học và ứng dụng một câu, như vậy mục tiêu này sẽ mang tính khả thi hơn.

Relevant: Mục tiêu này liệu có liên quan đến mục đích lớn hơn của cá nhân hay tổ chức bạn đang làm việc? Liệu mục tiêu này có giúp ích gì không? Quay lại ví dụ ban đầu, nếu bạn đang làm vị trí Content Creative, vậy mục tiêu học các hàm excel để làm về kế toán không liên quan đến công việc của bạn. Hoặc nếu bạn đang là kế toán, muốn học thêm các hàm để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, mục tiêu trên là hoàn toàn liên quan. 

Time-bound: Cuối cùng, mục tiêu cần có mốc thời gian. Ví dụ về mục tiêu theo SMART trong học tập sẽ là: Tôi muốn học và sử dụng thuần thục 30 hàm excel liên quan đến nghiệp vụ kế toán trong vòng 3 tháng. Hoặc Tôi muốn sử dụng thuần thục 100 câu giao tiếp tiếng Anh trong vòng 6 tháng. Việc đặt ra thời gian giúp bạn biết được đích đến để đưa ra đo lường và đánh giá liệu quá trình học tập có đạt hiệu quả hay không. Nếu không có thời gian, bạn không biết phải thực hiện trong bao lâu và không có động lực để thực hiện khi gặp khó khăn. 

Ví dụ về mục tiêu SMART trong học tập.
Ví dụ về mục tiêu SMART trong học tập.

Tóm lại:

  1. Mục tiêu rõ ràng, có thể nhìn thấy cụ thể đích đến.
  2. Đưa ra con số đo lường cho mục tiêu.
  3. Chọn mục tiêu khả thi với bản thân.
  4. Mục tiêu liên quan đến mục đích công việc hoặc học tập. 
  5. Đưa thời gian cụ thể.

Kế hoạch hành động của bạn là gì?

Sau khi có mục tiêu SMART, bạn sẽ làm gì tiếp theo? Nếu chưa biết bắt đầu, hãy dùng biểu đồ xương cá Ishikawa để lập kế hoạch học tập hiệu quả. Tiếp đó kết hợp với các phương pháp học tập khác như: Phương pháp Kaizen – Học tập cải tiến liên tục; Active Recall – Phương pháp chủ động gợi nhớ; Phương pháp học tập Simon; Phương pháp teach back: Học thông qua dạy lại; Phương pháp Doodle giúp bạn ghi nhớ nhanh hơn; 04 phong cách học tập theo mô hình Honey & Mumford…để học tập hiệu quả.

Tin rằng những thông tin về mục tiêu SMART trong học tập giúp ích được đến bạn. Nội dung thuộc Tips for learner – Bí quyết để việc học dễ như ăn bánh. Nếu thấy hay, đừng quên truy cập vmptraining mỗi tuần để cập nhật thêm nhiều tips học tập thú vị nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *