05 việc quản lý cần làm để gắn kết đội nhóm | VMP Academy

Quản lý làm gì để gắng kết đội nhóm?

Gắn kết đội nhóm là việc làm vô cùng cần thiết nhằm thúc đẩy hiệu suất làm việc. Khi các cá nhân có tinh thần gắn kết sẽ tạo ra một môi trường làm việc tích cực, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành mục tiêu chung. Quản lý sở hữu đội nhóm gắn kết sẽ liên tục phát triển. Doanh nghiệp có đội ngũ gắn kết sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn.

Vậy quản lý cần làm gì để gắn kết đội nhóm? Tại Tips for leader tuần này, VMP sẽ gợi ý cho bạn 05 việc cần thiết để có đội nhóm gắn kết. Khám phá ngay nhé!

Bài viết này thuộc Tips For Leader 

Chuỗi bài viết giúp bạn lái con tàu “VƯỢT CẠN”

KHÁM PHÁ Follow

Rõ ràng về mục tiêu chung

Nền tảng để tạo nên một đội nhóm gắn kết là mọi cá nhân đều có chung một mục tiêu. Hãy đảm bảo rằng mục tiêu của đội nhóm được xác định rõ ràng. Mọi thành viên trong đội ngũ của bạn đều hiểu và đồng ý với nó. Đây sẽ là kim chỉ nam thúc đẩy mọi người hợp tác làm việc với nhau để đạt được kết quả cuối cùng.

Mọi thành viên cần nắm rõ về mục tiêu chung.
Mọi thành viên cần nắm rõ về mục tiêu chung.

Quản lý cần chuẩn bị một mục tiêu thỏa mãn các tiêu chí SMART (Specific – rõ ràng, Measurable – đo lường được, Achievable – có thể đạt được, Time bound – thời hạn hợp lý). Việc này không chỉ giúp đội ngũ nhìn thấy rõ ràng đích đến, mà còn giúp quản lý dễ dàng chẻ nhỏ mục tiêu và phân chia công việc cho các cá nhân trong nhóm.

Tóm lại: 

  1. Mọi thành viên đều nắm rõ mục tiêu chung.
  2. Mục tiêu cần thỏa mãn SMART.

Gắn kết đội nhóm bằng cách xây dựng môi trường hỗ trợ 

Văn hóa đội nhóm phụ thuộc rất nhiều vào quản lý trực tiếp. Do đó, bạn cần tạo ra một môi trường làm việc mà mọi người cảm thấy thoải mái và được hỗ trợ. Hãy khuyến khích sự trợ giúp và hỗ trợ giữa các thành viên trong đội bằng cách lấy bản thân làm gương. Bạn luôn sẵn lòng lắng nghe và hỗ trợ giải quyết các vấn đề mà họ có thể gặp phải.

Gắn kết đội nhóm bằng cách xây dựng môi trường làm việc hỗ trợ.
Gắn kết đội nhóm bằng cách xây dựng môi trường làm việc hỗ trợ.

Khi văn hóa này hình thành, bạn sẽ sở hữu đội ngũ gắn kết có tính tương hỗ. Khi một cá nhân gặp khó khăn hay vướng mắc trong công việc, họ sẽ được các thành viên còn lại hỗ trợ giải quyết nhanh chóng. Điều này góp phần đẩy nhanh quá trình đạt được mục tiêu chung vì mọi khó khăn trong quá trình làm việc đều được giải quyết triệt để.

Tóm lại:

  1. Bản thân quản lý sẵn lòng lắng nghe, hỗ trợ giải quyết vấn đề.
  2. Xây dựng văn hóa tương hỗ trong đội nhóm.

Thúc đẩy sự tương tác và giao tiếp

Tương tác và giữ kết nối với nhau là hai trong số các hoạt động gắn kết đội nhóm. Việc giao tiếp trong công việc đảm bảo mọi vấn đề phát sinh đều nằm trong tầm ngắm. Thông qua giao tiếp, nhân viên thảo luận đưa ra các giải pháp thay thế nhằm cải thiện chất lượng công việc. 

Quản lý nên thúc đẩy phát triển kỹ năng lắng nghe chủ độngphản hồi tạo động lực trong đội nhóm. Việc nghe đúng và phản hồi hiệu quả giúp gia tăng hiệu suất làm việc. Các cá nhân đều cảm thấy được tôn trọng, thấu hiểu. Từ đó, việc đang làm cũng trở nên ý nghĩa và họ có lý do để nỗ lực hơn.

Tóm lại:

  1. Thúc đẩy giao tiếp nhằm cải thiện chất lượng công việc.
  2. Phát triển kỹ năng lắng nghe và phản hồi.

Đánh giá công bằng tạo niềm tin và tôn trọng

Đánh giá công bằng là yếu tố quan trọng giúp quản lý gắn kết đội ngũ. Mỗi cá nhân được đánh giá và được đối xử công bằng sẽ giảm thiểu các nguy cơ như tranh giành, đấu đá nội bộ, ganh ghét, tranh công,…. Khi tất cả đều được đối xử công bằng, họ sẽ có thêm niềm tin vào quản lý và dành sự tôn trọng nhất định cho cấp trên của mình.

Đánh giá công bằng cũng là một yếu tố giúp gắn kết đội nhóm.
Đánh giá công bằng cũng là một yếu tố giúp gắn kết đội nhóm.

Để đánh giá công bằng, quản lý nên: Xác định các tiêu chí đánh giá rõ ràng; sử dụng nhiều nguồn thông tin đánh giá; đặt mục tiêu cụ thể và đo lường; sử dụng nhiều phương pháp đánh giá hiệu quả công việc; cân nhắc đến ngữ cảnh và điều kiện; tạo cơ hội để nhân viên cải thiện thông qua các giai đoạn,…

Tóm lại:

  1. Xác định tiêu chí đánh giá rõ ràng.
  2. Sử dụng nhiều nguồn thông tin đánh giá.
  3. Đặt mục tiêu cụ thể và đo lường.
  4. Sử dụng phương pháp đánh giá.
  5. Cân nhắc ngữ cảnh, điều kiện.
  6. Tạo cơ hội cải tiến.

Tạo cơ hội cho sự phát triển cá nhân

Cuối cùng, để gắn kết đội nhóm, quản lý cần tạo cơ hội thúc đẩy phát triển cá nhân. Dựa vào tứ đồ lãnh đạo, quản lý chọn phương pháp phát triển phù hợp cho từng phân loại nhân viên. Đồng thời, bạn để họ phụ trách phần công việc phù hợp với năng lực của bản thân. 

Để làm được điều này, quản lý nên trao đổi rõ ràng với nhân viên về mong muốn phát triển. Đảm bảo rằng nhân viên nắm được quản lý kỳ vọng gì ở họ, và họ đồng ý với định hướng phát triển này. Việc nhận được sự đồng thuận rất quan trọng, vì đây sẽ là nền tảng giúp quản lý cung cấp các hỗ trợ phù hợp để giúp nhân viên phát triển về sau. 

Tóm lại:

  1. Dùng tứ đồ lãnh đạo chọn phương pháp cải tiến phù hợp.
  2. Đảm bảo nhân viên đồng thuận với hướng phát triển.

Bạn sẽ làm thế nào để gắn kết mọi người?

Trên đây là thông tin về 05 việc quản lý cần làm để gắn kết đội nhóm. Bạn sẽ làm ngay việc gì để gia tăng tính gắn kết trong đội nhóm của mình? Đừng ngần ngại comment phía bên dưới để thảo luận cùng VMP bạn nhé.

Nội dung thuộc Tips For Leader – Chuỗi bài viết giúp bạn lái con tàu “VƯỢT CẠN”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.