Mô hình Chiến lược giải quyết xung đột Thomas-Kilmann dành cho quản lý

 

Xung đột nơi làm việc là điều không thể tránh khỏi. Với vai trò là một nhà quản lý, chỉ né tránh sẽ khiến đội nhóm của bạn tan rã và gia tăng tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên. Để giải quyết, chúng tôi gợi ý đến bạn 5 chiến lược giải quyết xung đột của Thomas-Kilmann và cách áp dụng vào công việc hiệu quả.

Bài viết này thuộc Tips For Leader 

Chuỗi bài viết giúp bạn lái con tàu “VƯỢT CẠN”

KHÁM PHÁ Follow

Chiến lược giải quyết xung đột hoạt động như thế nào?

Mô hình Chiến lược giải quyết xung đột Thomas-Kilmann dành cho quản lý
Mô hình Chiến lược giải quyết xung đột Thomas-Kilmann dành cho quản lý

Thomas-Kilmann Instrument (TKI) là một công cụ đo lường được phát triển bởi Kenneth W. Thomas và Ralph H. Kilmann vào những năm 1970. Chiến lược này gợi ý cho quản lý các  biện pháp khác nhau để giải quyết xung đột, nhằm đạt được mục đích cao nhất. Với ưu điểm vượt trội, 5 chiến lược giải quyết xung đột được các nhà quản lý và bộ phận nhân sự (HR) áp dụng rộng rãi. 

TKI được xây dựng dựa trên 2 yếu tố chính là cốt lõi và biểu đạt. Cốt lõi là những mục tiêu cá nhân, nghiêng về những giá trị có lợi cho bản thân. Biểu đạt thiên về mối quan hệ, có tính cảm xúc và xu hướng nhường cho người khác. Cụ thể bao gồm 5 chiến lược chính, được mô tả như hình: Hợp tác, Thỏa hiệp, Né tránh, Cạnh tranh, Nhượng bộ. Nội dung của bài viết này sẽ giúp quản lý năm rõ nguyên lý hoạt động, từ đó thúc đẩy đội nhóm sử dụng các chiến lược có lợi để giải quyết mâu thuẫn.

Tóm lại, chiến lược giải quyết xung đột dựa trên 2 yếu tố:

  • Mục tiêu cá nhân
  • Mối quan hệ

Hợp tác (Collaborating) 

Hợp tác (Collaborating) giúp giải quyết xung đột và mâu thuẫn đội nhóm
Hợp tác (Collaborating) giúp giải quyết xung đột và mâu thuẫn đội nhóm

Đây là chiến lược giải quyết xung đột đôi bên cùng có lợi, đạt hiệu quả cao nhất trong tất cả các phương pháp. “Hợp tác” nhấn mạnh giao tiếp tích cực để đáp ứng được nhu cầu của cả hai bên. Để thúc đẩy chiến lược này, nhà quản lý cần tạo ra một môi trường làm việc cởi mở, tin cậy. Nơi mà tất cả nhân viên được khuyến khích chia sẻ thông tin, ý kiến của mình mà không bị áp đặt hoặc điều tiếng. 

Ngoài ra, một số lưu ý mà bạn cần quan tâm: Thứ nhất, hãy tiên phong trong việc tôn trọng và lắng nghe ý kiến nhân viên một cách chủ động. Điều này sẽ giúp bạn làm gương cho team, từ đó tạo thành văn hóa tích cực. Thứ hai, tập trung vào mục tiêu chung của đội nhóm thay vì cá nhân. Cuối cùng, không phải trường hợp nào cũng sẽ giải quyết có lợi. Vì vậy, đừng quá cố chấp để tìm được điểm chung, mà hãy linh hoạt trong việc thay đổi chiến lược. 

Tóm lại, hợp tác là biện pháp thắng – thắng vì:

Thỏa hiệp (Compromising)

Cách giải quyết xung đột bằng Thỏa hiệp (Compromising)
Cách giải quyết xung đột bằng Thỏa hiệp (Compromising)

‘Thỏa hiệp” là khi cả hai bên đều hy sinh một số lợi ích cá nhân để đạt mục tiêu chung, hoặc sử dụng trung gian để giải quyết.  Đây có thể là cách nhanh chóng để giải quyết xung đột mà không khiến nó trở thành vấn đề nghiêm trọng hơn. Thỏa hiệp cũng có thể được sử dụng như một phương pháp tạm thời để tránh xung đột cho đến khi các bên liên quan có thể thực hiện các giải pháp lâu dài. 

Hãy lưu ý rằng, thỏa hiệp đòi hỏi sự kiên nhẫn từ hai bên. Đặc biệt, nếu sử dụng giải pháp trung gian, nhà quản lý cần đảm bảo tính công bằng và không gây tổn thương đến các bên liên quan. Thỏa hiệp cũng là một biện pháp duy trì mối quan hệ, vì vậy, nhà quản lý cần rèn luyện kỹ năng đàm phán để đạt được hiệu quả cao nhất.

Tóm lại, thỏa hiệp là biện pháp duy trì:

  • Hai bên đều hy sinh vì lợi ích chung
  • Là biện pháp tạm thời
  • Cần có kỹ năng đàm phán

Tránh (Avoiding)

Tránh (Avoiding) không giúp giải quyết mâu thuẫn
Tránh (Avoiding) không giúp giải quyết mâu thuẫn

Chiến lược giải quyết xung đột bằng cách “lảng tránh” là khi một bên lựa chọn né bất kỳ cuộc đối đầu hoặc xung đột nào. Thường là do không muốn hoặc không thể đối mặt với vấn đề. Mục tiêu chính của người sử dụng là tránh bất kỳ hậu quả tiêu cực nào có thể phát sinh từ việc tham gia vào xung đột. Tuy nhiên, chiến lược này không giải quyết được vấn đề vấn đề gốc rễ và có thể dẫn đến những mâu thuẫn nghiêm trọng trong tương lai.

Né tránh chỉ là một biện pháp trị ngọn, nên nhà quản lý cần lưu ý rằng: Phân biệt giữa việc tránh tạm thời và việc tránh vĩnh viễn. Tránh tạm thời có thể là một giải pháp ngắn hạn trong một số tình huống, nhưng việc tránh vĩnh viễn có thể dẫn đến sự thất bại trong việc giải quyết vấn đề và làm suy yếu mối quan hệ giữa các bên liên quan.

Tóm lại, tránh né là biện pháp thua – thua vì:

  • Không giải quyết được vấn đề
  • Chỉ có tác dụng tạm thời
  • Dễ gây mâu thuẫn ngầm

Cạnh tranh (Competing)

Một trong năm chiến lược của Thomas-Kilmann Instrument
Một trong năm chiến lược của Thomas-Kilmann Instrument

“Cạnh tranh” là chiến lược giải quyết xung đột chỉ có lợi cho một bên. Họ theo đuổi mục tiêu và quan điểm của cá nhân mà không quan tâm đến nhu cầu hoặc mong muốn của đối phương. Mặc dù có thể tạo ra kết quả tích cực cho bên cạnh tranh, nhưng cũng có thể gây ra căng thẳng và tiềm ẩn xấu trong mối quan hệ. Do đó, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và sử dụng cẩn thận để tránh gây tổn thương không mong muốn cho cả hai bên.

Lưu ý, trong quá trình áp dụng biện pháp cạnh tranh, cần phải có một chiến lược rõ ràng và kế hoạch hành động cụ thể. Bạn cần phải tập trung vào việc thu thập thông tin, phân tích chi tiết để đảm bảo quyết định được đưa ra là sáng suốt và minh bạch. Hơn nữa, cần phải thể hiện sự tự tin và mạnh mẽ trong quá trình đàm phán. 

Tóm lại, cạnh tranh là biện pháp thắng – thua vì:

  • Tầm kiểm soát trong tay bạn
  • Đề cao mục tiêu cá nhân hơn mối quan hệ
  • Dễ gây mâu thuẫn và mất lòng

Nhượng bộ (Accommodating)

Mô hình Chiến lược giải quyết xung đột Thomas-Kilmann dành cho quản lý

“Nhượng bội” là chiến lược giải quyết xung đột khi một bên nhường nhịn những mong muốn hoặc yêu cầu của bên còn lại. Họ đang hợp tác nhưng không quyết đoán. Đây là cách phản ứng thường thấy khi bạn nhận ra mình đã sai trong một cuộc tranh luận. Tương tự như “né tránh”, nó có thể dẫn đến những vấn đề chưa được giải quyết. Quá nhiều sự thỏa hiệp có thể dẫn đến việc đối phương nắm toàn quyền dẫn dắt và quyết định trong cuộc trò chuyện. Nếu sử dụng đúng cách, bạn sẽ biến biện pháp này thành bàn đạp để có nhiều lợi ích hơn trong tương lai.

Để tránh những hậu quả tiêu cực, khi sử dụng phương pháp nhượng bộ, bạn cần hiểu rõ và tôn trọng nhu cầu của đối phương. Điều này đòi hỏi sự lắng nghe chân thành và sẵn lòng thấu hiểu quan điểm của đối tác. Hơn nữa, cần phải chú ý đến việc giữ được sự cân bằng giữa việc hi sinh và bảo vệ lợi ích của bản thân. Mặc dù việc nhượng bộ có thể giải quyết xung đột một cách nhanh chóng, nhưng cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo rằng quyết định không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân bạn hay mục tiêu chung của đội nhóm.

Tóm lại, nhượng bộ là biện pháp thua – thắng vì:

  • Một bên hi sinh để hòa giải
  • Dễ bị lép vế trước đối phương
  • Cần cân bằng lợi ích bản thân và mục tiêu chung

Tạm kết về chiến lược giải quyết xung đột của Thomas-Kilmann

Trên đây là những thông tin thú vị và cách ứng dụng chiến lược giải quyết xung đột (TKI) của Thomas – Kilmann. Bật mí cho bạn một tips nữa để tránh xung đột là biết cách quản trị cảm xúc bản thân và đội nhóm. Tại bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ đưa đến bạn thông tin về kỹ năng này nhé. Theo dõi để không bỏ lỡ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.