Tại sao thường xuyên xảy ra xung đột nơi làm việc? Đây là giải pháp.

Xung đột nơi làm việc thường diễn ra phức tạp ở hầu hết các doanh nghiệp. Mỗi nhân sự đều có những giá trị, nhu cầu và thói quen riêng nên rất dễ hiểu lầm hoặc khó chịu với nha, tệ hơn là rơi vào mâu thuẫn.

Trách nhiệm của quản lý là kiểm soát, ngăn chặn trước khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ kỹ năng này.

Bài viết này thuộc Tips For Leader 

Chuỗi bài viết giúp bạn lái con tàu “VƯỢT CẠN”

KHÁM PHÁ Follow

Như thế nào là xung đột nơi làm việc

Theo Amy Gallo – biên tập viên của tạp chí HBR (Harvard Business Review), tác giả của cuốn sách  Harvard Business Review Guide to Dealing with Conflict, có 4 loại xung đột nơi làm việc mà quản lý thường dễ thấy nhất:

Xung đột mối quan hệ: xảy ra khi nhân viên bất đồng ý kiến hoặc không kiềm chế được cảm xúc cá nhân. Loại xung này thường khó kiểm soát vì diễn ra âm thầm, bao gồm sự không đồng tình về cách tiếp cận công việc, mục tiêu cá nhân, hoặc mâu thuẫn về quyền lợi và trách nhiệm.

Xung đột về nhiệm vụ: xuất phát từ sự tranh chấp về tài nguyên có hạn như ngân sách, thời gian, hoặc nguồn nhân lực. Các bộ phận hoặc cá nhân cạnh tranh với nhau để có được phần tài nguyên lớn nhất, dẫn đến mâu thuẫn và xung đột.

Xung đột về quyền lực: xảy ra khi có sự đối đầu về quyền lực, kiểm soát, hoặc ảnh hưởng trong tổ chức. Loại xung đột này cũng có thể diễn ra khi nhân viên không đồng ý với sự quyết định của bạn.

Xung đột về quá trình: hay còn gọi là xung đột về cách làm việc, phát sinh khi các cá nhân có những quan điểm, giá trị, hay ý kiến khác nhau về một vấn đề nào đó. Điều này có thể xuất phát từ sự đa dạng về thái độ, quy trình hoặc mức độ ưu tiên công việc.

Tóm lại, có 4 loại xung đột nơi làm việc gồm: mối quan hệ, nhiệm vụ, quyền lực và quy trình làm việc.

Nguyên nhân đến từ nhà quản lý

Nguyên nhân thứ nhất đến từ vấn đề giao tiếp. Đặc biệt, với vai trò là quản lý, nếu truyền đạt thông tin thiếu minh bạch, không tạo điều kiện cho việc trao đổi ý kiến, hoặc không lắng nghe nhân viên một cách chân thành, sẽ phát sinh mâu thuẫn. Điều này cũng ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của nhân viên, dẫn đến những hiểu lầm và mâu thuẫn không cần thiết, tạo ra một môi trường làm việc căng thẳng.

Nguyên nhân thứ hai là chưa giao việc cho nhân viên đúng cách. Khi các cá nhân cảm thấy bị ép buộc hoặc áp đặt trong quá trình làm việc, họ có thể trở nên bất mãn và không hài lòng. Tình trạng này có thể xuất phát từ áp lực công việc cao hoặc sự kiểm soát quá mức từ các nhà quản lý. Để hạn chế, bạn cần có thể tham khảo một số mô hình giúp truyền tải công việc hiệu quả như: ASSIGN, SAO.D, STARS,…

Nguyên nhân cuối cùng là không minh bạch trong quyền lợi và chính sách của doanh nghiệp. Trách nhiệm của nhà quản lý là đảm bảo rằng các thành viên đều hiểu rõ và hiểu đúng phúc lợi cũng như trách nhiệm của nhau. Việc này sẽ hạn chế tình trạng đội nhóm cảm thấy thiếu công bằng, thiên vị và không được trân trọng. 

Tóm lại, nguyên nhân gây mâu thuẫn đội nhóm là:

  • Giao tiếp nơi làm việc
  • Chưa giao việc đúng cách
  • Thiếu minh bạch về phúc lợi

5 chiến lược giúp quản lý giải quyết xung đột

5 chiến lược giúp quản lý giải quyết xung đột của Kenneth Thomas và Ralph Kilmann

Với vai trò là nhà quản lý, bạn sẽ đối mặt với nhiều lại mâu thuẫn khác nhau. Vì vậy, hiểu rõ 5 chiến lược giải quyết xung đột sẽ giúp bạn đưa ra các phương pháp hợp lý. Mô hình này được giới thiệu bởi Kenneth Thomas và Ralph Kilmann, bao gồm: 

Hợp tác (Collaborating): Tìm ra giải pháp đạt được lợi ích cho cả hai bên thông qua sự hợp tác và thấu hiểu về quan điểm của nhau.

Thỏa hiệp (Compromising): Cả hai bên đều phải hy sinh một phần của mục tiêu hoặc mong muốn của mình để đạt được một giải pháp có lợi ích chung.

Tránh (Avoiding): Đây là một chiến lược tạm thời, nhưng có thể không giải quyết được vấn đề lâu dài, nhằm giúp các bên bình ổn cảm xúc.

Cạnh tranh (Competing): Trong trường hợp một bên muốn đạt được mục tiêu của mình mà không quan tâm đến mục tiêu hoặc mong muốn của bên kia, họ có thể sử dụng chiến lược này. Đây thường là một cách tiếp cận độc đoán và không lành mạnh.

Hòa giải (Accommodating): Đây là cách tiếp cận nhượng bộ và hợp tác, nhưng có thể dẫn đến sự thiếu công bằng nếu không được sử dụng một cách cân nhắc.

Tóm lại, chiến lược giải quyết xung đột nơi làm việc bao gồm: Hợp tác, thỏa hiệp, lảng tránh, cạnh tranh, hòa giải.xuất phát từ sự đa dạng về thái độ, quy trình hoặc mức độ ưu tiên công việc.

Cần làm gì để ngăn chặn xung đột? 

Cách giải quyết xung đột nơi làm việc hiệu quả nhất là ngăn chặn trước khi xảy ra. Bạn có thể tham khảo những phương pháp sau:

Xác định rõ ràng vai trò và trách nhiệm: Khi nhân viên không rõ rằng về nhiệm vụ của đội nhóm,  có thể dẫn đến sự trùng lặp trong công việc và lãng phí thời gian. Để ngăn chặn điều này, cần sử dụng các công cụ quản lý dự án để theo dõi rõ ràng ai làm gì và tránh hiểu lầm về vai trò của mỗi người.

Khuyến khích phản hồi đa chiều: Đây cũng là một trong những yếu tố tạo nên văn hóa Leadership. Phản hòi đa chiều là khi nhân viên chủ động đưa ra ý kiến nhằm giúp công việc của đội nhóm tốt hơn. Để làm được, quản lý cần tiên phong trong việc lắng nghe và phản hồi tích cực.

Đào tạo và phát triển nhân viên: Cần trang bị cho nhân viên kỹ năng giải quyết xung đột và giao tiếp hiệu quả. Ngoài ra, Khi nhân viên có đủ năng lực chuyên môn, xung đột về nhiệm vụ sẽ hạn chế diễn ra. Vì vậy, quản lý cũng cần có khả năng đào tạo nhân viên.

Tóm lại, để ngăn chặn xung đột nơi làm việc, cần:

  • Xác định rõ ràng vai trò và trách nhiệm
  • Khuyến khích phản hồi đa chiều
  • Đào tạo và phát triển nhân viên

Tạm kết về xung đột nơi làm việc.

Tại bài viết này, chúng tôi đã cung cấp cho bạn tất tần tật về xung đột nơi làm việc như: phân loại, nguyên nhân, chiến lược giải quyết và phương pháp ngăn chặn. Hy vọng sẽ giúp ích cho công việc quản lý của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.