“Follow-up” là quá trình cần thiết để bộ phận L&D đánh giá hiệu quả sau đào tạo. Điều này sẽ thể hiện mức độ ứng dụng của người học sau vào công việc thực tế. Tuy nhiên, người học thường khó thay đổi hành vi do gặp các rào cản, nguyên nhân đến từ quản lý trực tiếp của họ.
Bài viết này sẽ giải đáp: Lý do nhà quản lý cần hỗ trợ nhân viên thay đổi hành vi sau đào tạo? Đâu là nguyên nhân khiến nhà quản lý từ chối thực hiện “follow-up sau đào tạo”? Và bộ phận L&D cần cung cấp các giải pháp nào để nhà quản lý hợp tác hiệu quả trong giai đoạn này.
Bài viết thuộc dự án kỷ niệm 15 năm thành lập VMP Academy – “Năm, Mười, Mười Lăm,… Trốn Tìm”
Vai trò của nhà quản lý khi triển khai hoạt động “Follow-up”
Kirkpatrick và Phillips sẽ là hai mô hình cụ thể nhất, để chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của nhà quản lý trong hoạt động ”Follow-up sau đào tạo”. Và trong hai mô hình trên, thì cấp độ 3 – Behavior/Application: là giai đoạn đánh giá học viên đã thay đổi hành vi của họ như thế nào, hay ứng dụng kiến thức từ khóa đào tạo vào công việc ra sao.
Đa số các doanh nghiệp hiện nay đều gặp rất nhiều khó khăn khi đánh giá ở cấp độ 3. Bởi không như kiến thức, các hành vi cần phải đánh giá trong khoảng thời gian nhất định, cùng với một môi trường thích hợp và được hỗ trợ thông qua người giám sát trực tiếp. Và các quản lý là người phù hợp nhất cho nhiệm vụ “Follow-up” cho nhân viên sau đào tạo.
Bởi vì các nhà quản lý luôn là người quyết định tinh thần và văn hóa làm việc trong đội nhóm/phòng ban của mình. Họ là người trực tiếp làm việc, cũng như giám sát hiệu suất công việc của mỗi thành viên trong đội nhóm. Ngoài ra, khi nhà quản lý thực hiện một hoạt động “follow-up” hiệu quả, thì cũng sẽ giúp giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên.
Thế nên, để đánh giá hiệu quả đào tạo thì cần phải có sự cho phép và hỗ trợ từ các nhà quản lý.
Rào cản khiến nhà quản lý không muốn “follow-up sau đào tạo”
Rào cản đầu tiên khiến các quản lý không muốn thực hiện quá trình “Follow-up sau đào tạo” xuất phát từ cá nhân họ. Có thể công việc này rất mới đối với các quản lý và đây không phải là nhiệm vụ họ cần phải ưu tiên. Hoặc khi các quản lý chưa được cung cấp cách thức thực hiện hiệu quả, cũng sẽ khiến họ không muốn tham gia hoạt động “follow-up”.
Tiếp theo, trong môi trường không khuyến khích việc học hỏi và phát triển, các nhà quản lý có thể cảm thấy chưa có sự khích lệ để thực hiện hoạt động follow-up sau đào tạo. Đồng thời, khi đối mặt với áp lực công việc quá tải sẽ dẫn đến việc họ đặt ưu tiên vào các nhiệm vụ khác, và bỏ qua việc hỗ trợ nhân viên sau đào tạo.
Kế đến, rào cản khiến các nhà quản lý không muốn thực hiện quá trình “follow-up sau đào tạo” đến từ hệ thống ghi nhận của tổ chức. Trong trường hợp hệ thống ghi nhận hiệu suất và thưởng phạt không liên quan đến việc phát triển nhân viên. Điều này sẽ làm cho các nhà quản lý không nhận thấy sự cần thiết của việc thực hiện “follow-up” nhân viên.
Làm sao để quản lý đồng ý “follow-up sau đào tạo”?
Đầu tiên, bộ phận L&D cần thống nhất với ban lãnh đạo về việc nhà quản lý tham gia hoạt động “follow-up sau đào tạo”. Và hãy đảm bảo các chương trình đào tạo được thiết kế để giải quyết các thách thức thực tế mà nhà quản lý đang đối mặt. Đồng thời cung cấp cho nhà quản lý “phương pháp follow-up hiệu quả” thông qua các chương trình đào tạo phù hợp.
Tiếp theo, bộ phận L&D có thể thiết kế môi trường phù hợp bằng cách cung cấp các công cụ và không gian cho thực hiện “follow-up”. Và tổ chức các chương trình hoặc diễn đàn cho các nhà quản lý để chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ nhau về cách thực hiện hoạt động. Điều này sẽ tạo sự thúc đẩy từ cộng đồng và khuyến khích nhà quản lý thực hiện quá trình “follow-up” .
Kế đến, bộ phận L&D cần tạo sự liên kết giữa việc thực hiện hoạt động “follow-up” hiệu quả với các hệ thống ghi nhận và đánh giá hiệu suất áp dụng của các quản lý. Đảm bảo rằng các nhà quản lý biết rằng việc thay đổi và áp dụng hiệu quả sẽ được công nhận và khen ngợi. Điều này sẽ tạo động lực cho họ tham gia tích cực vào hoạt động “follow-up”.
Và nếu đây thật sự là một thách thức lớn đối bạn – những người làm bộ phận đào tạo & phát triển (L&D). Hãy cùng chúng tôi tham gia các sự kiện miễn phí được tài trợ bởi Cafe & Learn và VMP Academy với hàng loạt bài giúp “Nhân sự làm việc với các trưởng phòng ban dễ dàng hơn”.
Tạm kết
Để giúp các nhà quản lý cam kết và mong muốn hợp tác hơn trong công tác “follow-up sau đào tạo” dành cho nhân viên. Bộ phận L&D cần phải xây dựng kế hoạch cho mỗi nhà quản lý dựa trên mục tiêu cá nhân và khả năng của họ. Điều này giúp các quản thấy rằng đây không chỉ là một hoạt động tổng quát, mà còn liên quan đến hiệu suất làm việc của mỗi phòng ban.