Giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên là trách nhiệm của HR – người phụ trách nhân sự hay thuộc về các quản lý trực tiếp? Điều gì sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến con số này? Và làm cách nào để thuyết phục các bên liên quan cùng hợp tác để tăng sự gắn kết của nhân viên?
Bài viết thuộc series Manager trốn – HR tìm, chuỗi bài viết giúp Nhân sự làm việc với các trưởng phòng ban dễ dàng hơn.
Nhà quản lý quyết định tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên?
Quay về thế kỷ 20, HR hình thành để đảm bảo lợi ích của công nhân. Đến thế kỷ 21, họ tiến xa hơn với vai trò là “đối tác chiến lược”. Cụ thể, thay vì dành phần lớn thời gian cho tuyển dụng, phòng nhân sự trở thành người “cố vấn” giúp các quản lý đảm bảo số lượng và chất lượng nhân viên cho đội nhóm của họ.
Mặt khác, quản lý là người trực tiếp làm việc cùng nhân viên. Hơn ai khác, họ hiểu đâu là động lực giúp nhân viên gắn kết cùng doanh nghiệp, hay điều gì sẽ khiến nhân sự của mình rời đi.
Trong một báo cáo năm 2022, về trải nghiệm nhân viên, có đến 80% người trả lời muốn nghỉ việc, nguyên nhân đến từ quản lý trực tiếp của họ. Điều này cho thấy, quản lý đóng vai trò then chốt trong việc cải thiện sự gắn kết của nhân viên đối với doanh nghiệp.
Tóm lại, để giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên đã không còn là nhiệm vụ của riêng bộ phận HR, mà còn là trách nhiệm của các trưởng phòng ban. Đã đến lúc để “thông báo” với các quản lý trực tiếp: đây là công việc ưu tiên mà họ cần hoàn thành xuất sắc.
Văn hóa làm việc tích cực và chủ động
Như đã chia sẻ, nhà quản lý quyết định tinh thần và văn hóa làm việc trong đội nhóm của họ. Cụ thể, họ cần tạo nên một môi trường làm việc tích cực và chủ động. Và HR phải là người đồng hành, cố vấn để các trưởng phòng ban hiểu rõ và làm tốt việc này.
Tích cực là khi tất cả nhân viên đều có cơ hội phát triển, học hỏi lẫn nhau ở mọi thời điểm. Đồng thời mỗi thành viên hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ của họ để luôn chủ động hoàn thành công việc. Đây được xem như một nền tảng cơ bản mà mỗi nhà quản lý cần đảm bảo và cam kết thực hiện.
Đặc biệt, năng lực kèm cặp, đào tạo và huấn luyện sẽ giúp nhà quản lý xây dựng một đội nhóm làm việc đầy năng lực và luôn chủ động xử lý vấn đề. Điều này không chỉ đảm bảo chất lượng đội ngũ kế cận mà còn giúp nhân viên cảm thấy họ đang tiến bước trong sự nghiệp.
Thiết lập KPI về tỷ lệ nghỉ việc cho mỗi Quản lý
Đã có rất nhiều cuộc thảo luận về chủ đề này, vậy làm cách nào để HR thiết lập KPI về tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cho mỗi quản lý?
Đầu tiên, phòng nhân sự cần có sự đồng thuận và hỗ trợ từ ban lãnh đạo. Hãy trao đổi trực tiếp và cụ thể về vấn đề này. Việc đưa ra một bảng phân tích các lợi ích về chi phí, hiệu suất làm việc,… và một mục tiêu thông minh – SMART là điều cần thiết cần thuyết phục những người quyết định.
Kế đến, HR cần giúp cho mỗi nhà quản lý hiểu rằng “bạn làm điều này là vì họ và kết quả chung của tổ chức”. Hãy đảm bảo mỗi nhà quản lý hiểu đúng về “KPI tỷ lệ nhân viên nghỉ việc” mà họ cần hoàn thành. Đừng bắt đầu với những mục tiêu quá thách thức nằm ngoài khả năng của họ.
Và dĩ nhiên, thói quen từ chối sự thay đổi là điều hết bình thường. Bạn cần kiên nhẫn và đưa ra cách thức thuyết phục phù hợp cho từng đối tượng quản lý. Luôn bắt đầu với lợi ích mà họ sẽ nhận được nếu đồng hành cùng KPI này.
Và nếu, đây vẫn là một thách thức đối với bạn, những người làm nhân sự đang phải làm việc với các trưởng phòng ban, hãy tham khảo các sự kiện miễn phí tài trợ bởi Cafe and Learn và VMP Academy để “giúp nhân sự làm việc với các trưởng phòng ban dễ dàng hơn”, được diễn ra xuyên suốt từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2023.
Tạm kết về “hãy” giao việc cho quản lý để giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên
Tóm lại, là HR hãy “giao việc” và giúp mỗi nhà quản lý hoàn thành mục tiêu “giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc”. Chính điều này sẽ giúp cải thiện chất lượng tuyển dụng, phát triển, giữ chân nhân tài của doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Hẹn gặp bạn tại series “Manager Trốn – HR tìm”.