Phương pháp đọc nhanh Tony Buzan không chỉ giúp bạn tăng tốc độ đọc mà còn rút ngắn thời gian tóm lược thông tin, phục vụ cho học tập và công việc hiệu quả.
Hôm nay, nhằm khai phá tiềm năng đọc nhanh, hiểu sâu, nhớ lâu, VMP sẽ giúp bạn tìm hiểu về kỹ thuật đọc Tony Buzan. Khám phá ngay nhé!
Bài viết này thuộc chuỗi Tips For Learner Bí quyết để việc học dễ như ăn bánh. [maxbutton id=”4″ url=”https://vmptraining.com/category/tips-for-learner/” text=”Khám phá ” ] [maxbutton id=”13″ url=”#” text=”Follow” ] |
Phương pháp đọc nhanh Tony Buzan là gì?
Bên cạnh các phương pháp giúp bạn học tập, làm việc hiệu quả như phương pháp Pomodoro, kỹ thuật Feynman, đường cong Ebbinghaus,… thì phương pháp đọc nhanh Tony Buzan là phương pháp giúp bạn tăng tốc độ đọc theo đúng nghĩa đen. Phương pháp đọc nhanh không phải là phát minh của Tony Buzan. Ông chỉ phát triển nó dựa trên phương pháp có sẵn từ rất lâu trước đó bằng cách thêm vào nhiều kỹ thuật giúp tăng tốc độ đọc và hiểu nội dung.
Các kỹ thuật đọc Tony Buzan bao gồm sử dụng kỹ thuật xem trước để nắm tổng quan nội dung đọc; kỹ thuật lướt đường viền để tăng tốc độ đọc; kỹ thuật chunking để đọc theo nhóm từ; kỹ thuật mind mapping để tóm tắt thông tin một cách trực quan.
Nhờ những kỹ thuật này, phương pháp đọc nhanh của Tony Buzan dần trở nên phổ biến. Kỹ thuật giúp người sử dụng đạt kết quả tốt hơn trong việc đọc và nghiên cứu. Đồng thời, Phương pháp đọc nhanh Tony Buzan còn giúp nâng cao tư duy và sáng tạo. Dưới đây là các kỹ thuật đọc nhanh theo phương pháp đọc Tony Buzan:
1. Kỹ thuật xem trước (previewing)
Mỗi tài liệu hay quyển sách bất kỳ đều có các phần như tiêu đề, mục lục, đoạn nội dung chính, kết luận. Hãy tìm đọc những phần này trước tiên. Việc này cho phép bạn lướt nhanh qua nội dung và phân loại được liệu nội dung này có phù hợp để đọc tiếp hay không. Nếu không, bạn đã tiết kiệm thời gian cho những nội dung quan trọng hơn.
Hơn nữa, việc xem trước toàn bộ nội dung cũng cho phép bạn nắm tổng quan về thông tin sắp đọc. Khi đọc các phần chi tiết, bạn sẽ hình thành mối liên hệ với các phần khác dựa trên nội dung tổng quan ban đầu. Qua đó, bạn hiểu sâu hơn về trật tự logic của các kiến thức và nghiệm ra được nhiều bài học hơn.
2. Kỹ thuật đọc theo nhóm từ (chunking)
Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến người ta đọc chậm như rùa bò, đó là do đọc từng chữ một. Tuy nhiên, trên thực tế, một người không luyện tập gì cũng có thể đọc được ít nhất 3-5 chữ trong một lần nhìn. Để tăng tốc độ đọc, hãy tách câu thành các nhóm từ thay vì đọc từng từ một.
Ví dụ, thay vì đọc từng từ trong câu “I love reading books”, bạn có thể phân tách câu thành hai nhóm từ, chẳng hạn “I love” và “reading books”. Sau đó, bạn có thể đọc hai nhóm từ này một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Kỹ thuật này giúp người đọc tập trung phần nội dung chính, giảm mỏi mắt và tăng tốc độ đọc. Tuy nhiên, bạn cần luyện tập để có khả năng phân tích và tổ chức thông tin hiệu quả để tìm ra các nhóm từ thích hợp.
3. Kỹ thuật “lướt đường viền” (peripheral vision)
Hãy tập trung vào các từ ở trung tâm của dòng, nhưng vẫn giữ ánh mắt của bạn di chuyển dọc theo đường viền của trang. Cách thức này cũng là phương pháp quét chữ để nắm rõ thông tin của vài dòng trong một lần nhìn. Như vậy, chúng ta sẽ chuyển từ di chuyển mắt sang ngang thành di chuyển mắt theo chiều dọc. Tầm nhìn sẽ rộng hơn, bao quát bố cục, từ khóa và nội dung cả đoạn hoặc trang lớn.
Để hỗ trợ cho kỹ thuật lướt đường viền, bạn có thể dùng “vật dẫn” để nhảy cóc giữa các dòng. Việc này mang lại hai lợi ích: Một là giữ sự tập trung; và hai là giúp bạn không bỏ sót thông tin khi nhìn nhầm hàng.
Kỹ thuật “lướt đường viền” được xây dựng dựa trên khả năng của thị giác của con người. Chúng ta có thể nhìn thấy và xử lý thông tin từ rất nhiều khu vực xung quanh điểm nhìn chính. Tuy nhiên, để áp dụng kỹ thuật này hiệu quả, bạn cần phải tập luyện để cải thiện khả năng sử dụng thị giác phụ của mình.
4. Kỹ thuật mind mapping
Mindmap là phương pháp được đề cập trong 05 cách ghi nhớ kiến thức hiệu quả. Đây là phương pháp giúp tóm tắt thông tin một cách trực quan và dễ nhớ dưới dạng hình ảnh, từ khóa và ký hiệu. Đây cũng là kỹ thuật làm nên tên tuổi của Tony Buzan.
Sau khi sử dụng 03 kỹ thuật đọc nhanh nêu trên, để nhớ lâu kiến thức, người đọc sẽ tiến hành mindmap. Theo đó, người ta sẽ viết từ khóa ở chính giữa trang, xung quanh là các đường kết nối đến các ý phụ. Các đường kết nối này được sử dụng để thể hiện sự liên kết giữa các ý tưởng và tạo ra một cái nhìn tổng quan về mối quan hệ giữa các ý tưởng.
Bằng cách mindmap toàn bộ mọi thứ sau mỗi lần đọc sẽ giúp người đọc hiểu sâu, nhớ lâu về nội dung nghiên cứu. Mindmap cũng là tài liệu dùng để tra cứu nhanh khi người đọc muốn xem lại nội dung cũ.
Tạm kết về phương pháp Tony Buzan
Trên đây là một số thông tin về các kỹ thuật trong phương pháp đọc nhanh Tony Buzan. Để thuần thục chắc chắn bạn cần phải luyện tập nhiều. Tin rằng những liệt kê trên đây đã giúp bạn có thêm cách đọc sách nhanh, tối ưu hiệu quả đọc.
Bài viết thuộc chuỗi Tips For Learner – Bí quyết giúp việc học dễ như ăn bánh. Follow VMP Training để cập nhật thêm các bài viết mới nhất về chủ đề này nhé!