70:20:10 – Mô hình đào tạo nhân sự hỗ trợ Succession Plan hiệu quả

Mô hình 70:20:10 đào tạo nhân sự hỗ trợ Succession Plan.
Mô hình 70:20:10 đào tạo nhân sự hỗ trợ Succession Plan.

Nhân sự Star thường là những đối tượng được ưu tiên hàng đầu để đưa vào Succession Plan. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có sẵn đội ngũ nhân viên xuất sắc. Vì vậy, cần thực hiện đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ để bổ sung nguồn lực cho kế hoạch kế nhiệm. Và mô hình 70:20:10 là một trong những công cụ giúp bạn làm tốt được việc này.

Giới thiệu mô hình 70:20:10

Mô hình 70:20:20 là một công thức thường được sử dụng trong ngành đào tạo để mô tả các nguồn học tập của các nhà quản lý thành công. Theo đó, 70% kiến ​​thức có được thông qua việc “on the job training”, 20% từ việc tương tác với người khác và 10% từ các chương trình đào tạo chính thức.

Mô hình này được tạo ra bởi ba nhà nghiên cứu Morgan McCall, Michael M. Lombardo và Robert A. Eichinger vào những năm 1980. Mô hình dựa trên kết quả khảo sát đang nghiên cứu những nguồn học tập của tập hợp gần 200 nhà quản lý thành công. 

Ngày nay, các doanh nghiệp thường áp dụng mô hình 70:20:10 để phát triển đội ngũ nhân sự. Dưới đây là cách để bạn sử dụng mô hình này để bổ sung nhân sự xuất sắc cho Succession Plan.

70% kiến thức có được thông qua việc học trên công việc

On the job training mang đến 70% kiến thức.
On the job training mang đến 70% kiến thức.

Kiến thức thu nhặt được thông qua làm việc chiếm tỷ trọng lớn nhất, lên đến 70%. Để biến một nhân sự thuộc nhóm “ngôi sao đang lên” thành nhóm nhân viên xuất sắc trong doanh nghiệp, bạn cần giao việc hiệu quả để nhóm này làm và học thông qua trải nghiệm. 

POSTC+ là một trong những mô hình giúp quản lý giao việc cho nhân viên hiệu quả. Đây là viết tắt của: Purpose – mục tiêu công việc, Outcome – mong đợi về kết quả, Steps – các bước thực hiện, Time bound – hạn định của công việc Confirm – xác nhận lại với nhân viên, Check – kiểm tra giám sát quá trình thực hiện, Coaching – Thực hiện huấn luyện nâng cao năng lực nhân viên đáp ứng công việc.

Để nâng cao hiệu quả học thông qua công việc, bạn hãy để nhân viên chia sẻ những kiến thức thu nhặt được trong quá trình làm việc. Điều này mang lại hai lợi ích: Thứ nhất là giúp nhân viên tự hệ thống kiến thức, phát triển tư duy trong công việc. Và thứ hai là tạo cơ hội để họ rèn luyện khả năng trình bày – một trong những kỹ năng quan trọng của người quản lý. 

20% kiến thức có được thông qua việc tương tác với người khác

Tương tác với đồng nghiệp, chuyên gia... mang đến 20% kiến thức.
Tương tác với đồng nghiệp, chuyên gia… mang đến 20% kiến thức.

Ngoài kiến thức thu nhặt được thông qua thực hiện công việc, nhân viên còn có thể tích lũy kiến thức thông qua việc lắng nghe, trao đổi với đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới, chuyên gia trong ngành,… 

Lắng nghe LACE là mô hình giúp nhân viên có thể lắng nghe hiệu quả, qua đó thu thập được nhiều kiến thức hơn. Mô hình này là viết tắt của: Listen – Lắng nghe chủ động; Acknowledge – Mắt chớp, miệng “đớp”, đầu gật; Confirm – Lặp lại đúng nội dung; Enquire – Hỏi thêm để có nhiều thông tin hơn.

Hãy khuyến khích các cá nhân trong tổ chức tích cực trao đổi với nhau bằng cách xây dựng một văn hóa học tập chủ động. Bạn có thể xây dựng thành công văn hóa này thông qua 05 điểm vàng hoặc hướng dẫn 07 bước

10% kiến thức có được thông qua việc tham gia vào khóa học

Theo mô hình 70:20:10, việc tham gia vào khóa học sẽ mang đến 10% kiến thức.
Theo mô hình 70:20:10, việc tham gia vào khóa học sẽ mang đến 10% kiến thức.

Để tránh việc nhân viên dành quá nhiều thời gian tham gia vào các khóa đào tạo nhưng chỉ thu lại 10% kiến thức, bạn hãy áp dụng nano learning – chia nhỏ kiến thức thành bài học 3 – 5 phút mỗi ngày. 

Bằng cách này, nhân viên vẫn có thể cập nhật kiến thức hằng ngày nhưng không tốn quá nhiều thời gian cho việc tham dự lớp học. Thay vào đó, họ dành nhiều thời gian hơn cho việc học trên công việc – nguồn đem đến 70% kiến thức. 

Quy trình giúp doanh nghiệp triển khai chương trình nano learning hiệu quả là: Xác định nhu cầu, tối giản nội dung, đặt tiêu đề rõ ràng, tạo kế hoạch truyền thông, tạo ra văn hóa chia sẻ kết nối. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng một số tips như: Đưa ra cue card, thay dạng chữ bằng infographic, thay lý thuyết bằng video ngắn,… để chương trình nano learning trở nên hấp dẫn hơn.

Tạm kết về mô hình 70:20:10

Mỗi nguồn kiến thức đều mang lại giá trị nhất định cho nhân viên, vì vậy không nên bỏ rơi nguồn nào. Tuy nhiên, để tối ưu nhất theo mô hình 70:20:10, các chương trình đào tạo trong doanh nghiệp nên được tập trung vào việc đào tạo thông qua công việc. Có như vậy mới nhanh chóng xây dựng thành công đội ngũ nhân viên xuất sắc, bổ sung nguồn lực cho succession hiệu quả. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *