Ngoài việc tạo động lực làm việc cho nhân viên mỗi khi họ mang lại giá trị cho doanh nghiệp, trước đó, nhà quản lý cần liên tục ghi nhận và khích lệ để đội nhóm đạt được kết quả cuối cùng. Cụ thể là có 5 thời điểm quan trọng mà bạn cần nắm rõ, để khích lệ nhân viên hiệu quả.
Bài viết này thuộc Tips For Leader Chuỗi bài viết giúp bạn lái con tàu “VƯỢT CẠN” [maxbutton id=”4″ url=”https://vmptraining.com/category/tips-for-leader/” text=”KHÁM PHÁ” ][maxbutton id=”5″ url=”#” text=”FOLLOW” ] |
1. Offer letter – Động lực từ vạch xuất phát
Nhân viên mới thường là những người có tinh thần và động lực làm việc rất cao. Vì họ đang trong giai đoạn vui vẻ và tò mò khi đảm nhiệm một vị trí mới lạ. Chính vì vậy, nhà quản lý cần tận dụng tốt thời điểm này để duy trì năng và động lực cho họ.
Để tạo động lực cho nhân viên ở giai đoạn này, khi gửi thư nhận việc, hãy thể hiện sự trân trọng và mong đợi. Ngoài ra, offer letter cũng giúp cho nhân viên cảm thấy được chào đón và trở thành một phần quan trọng của tổ chức.
2. Orientation – Chính sách và quyền lợi
Để nhân viên có động lực làm việc, họ cần biết rõ chính sách và quyền lợi mà doanh nghiệp đem lại. Điều này sẽ giúp nhân viên có cái nhìn tổng quan và động lực phấn đấu. Ngoài ra, đây cũng là giai đoạn nhà quản lý có thể chia sẻ cho nhân viên về văn hóa công ty và họ sẽ được làm việc cùng những đồng nghiệp như thế nào?
Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể khuyến khích nhân viên tự tìm hiểu những thông tin cơ bản về doanh nghiệp, ví dụ như: tầm nhìn, sứ mệnh, xu hướng phát triển, yêu cầu công việc,… Thông qua hoạt động này, nhân viên sẽ cảm nhận được họ đóng vai trò gì cho sự phát triển của tổ chức, từ đó có động lực làm việc mạnh mẽ.
3. Onboard – Xây dựng mục tiêu phát triển sự nghiệp
Ở giai đoạn này, hãy cho nhân viên biết được bản thân họ đóng góp cho tổ chức như thế nào. Cụ thể, nhân viên của bạn cần hiểu rõ yêu cầu về vị trí công việc và cách mà đội nhóm hoàn thành mục tiêu chung. Khi họ nhận ra giá trị của bản thân đối với doanh nghiệp, họ sẽ có động lực làm việc và mong muốn gắn bó lâu dài.
Đây sẽ là thời điểm thích hợp nhất để nhân viên xây dựng mục tiêu sự nghiệp. Điều này sẽ giúp cho họ: có định hướng phát triển rõ ràng, tự đánh giá năng lực, xây dựng kế hoạch nâng cao các kỹ năng cần thiết, tăng sự cam kết thực hiện, giữ chân nhân tài…Bạn có thể ứng dụng mô hình SMART – thiết lập mục tiêu thông minh.
4. On the job training – Khuyến khích sự sáng tạo
Trên công việc thực tế, hãy khuyến khích nhân viên sáng tạo, điều này sẽ giúp họ đưa ra những ý tưởng mới và đột phá, giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo ra giá trị cho khách hàng. Bên cạnh đó, khi được tự do sáng tạo, nhân viên cũng sẽ có động lực làm việc, từ đó phát triển kỹ năng tư duy độc lập, nâng cao sự tự tin và năng lực của bản thân.
Một số cách để bạn khuyến khích nhân viên sáng tạo là: trao cơ hội thực hiện nhiệm vụ mới, tạo một môi trường làm việc thoải mái, cung cấp đầy đủ thông tin và dịch vụ, khen thưởng khi đạt thành tích, để nhân viên tự đưa ra quyết định trong phạm vi chuyên môn của họ, tạo cơ hội tham gia các dự án độc lập, tôn trọng và thấu hiểu nhân viên.
5. Outside training – Đào tạo và phát triển
Khi nhân viên đã làm được một thời gian nhất định, nhà quản lý lý cần giúp nhân viên nâng cao năng lực chuyên môn bằng cách cách đào tạo và huấn luyện. Điều này sẽ giúp nhân viên cảm thấy thấy sự nghiệp được thăng tiến, từ đó mong muốn gắn bó lâu dài. Ngoài ra, còn một số lợi ích khác như: cải thiện hiệu suất, tạo cơ hội phát triển, tăng khả năng thích nghi với sự thay đổi, tạo nên văn hóa học tập,…
Bạn có thể cử nhân viên tham gia các khóa học bên ngoài, như một phần thưởng khuyến khích và tạo động lực làm việc. Ngoài ra, chính nhà quản lý cũng cần sở hữu kỹ năng đào tạo và huấn luyện hiệu quả, đây chính là những năng lực cốt lõi của một nhà quản lý bền vững.
Tổng kết 5 thời điểm gia tăng động lực làm việc cho nhân viên
Trên đây là 5 thời điểm giúp bạn tạo động lực cho nhân viên hiệu quả. Hy vọng bài viết này sẽ góp phần giúp bạn xây dựng một đội nhóm mạnh mẽ và đầy năng lực.