5 ĐIỂM CHẾT DẪN ĐẾN SỰ THẤT BẠI CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ?

5 điểm chết dẫn đến sự thất bại của người quản lý

Sự thành công hay thất bại đều có những nguyên nhân ẩn tàng phía sau đó và sự nghiệp quản lý cũng vậy. Bài viết này cung cấp đến bạn 05 điểm chết dẫn đến sự thất bại của người quản lý gồm các vấn đề liên quan đến: Tư duy, kiến thức, công cụ, phương pháp và người cố vấn. Cả 5 yếu tố này sẽ quyết định sự nghiệp quản lý “nở hoa” hay “bế tắc”? Cùng VMP đi sâu vào nội dung bên dưới để hiểu rõ hơn về chủ đề này nhé.

Điểm chết trong tư duy

Điểm chết trong tư duy
Nguyên nhân thất bại của người quản lý vì tư duy sai lệch

Trong sự nghiệp quản lý, những suy nghĩ sai lệch của người lãnh đạo trong cách giải quyết vấn đề sẽ không khiến nhân viên chủ động hơn mà còn mất nhiều thời gian. Bởi điều quan trọng nhất làm thay đổi hành động của nhân viên là cách suy nghĩ hay còn gọi là tư duy. Tư duy chưa đúng dẫn tới những quyết định – hành động sai lệch, kết quả không đạt và bế tắc trong quản lý.

Đây được gọi “thân” là quản lý nhưng “đầu” là nhân viên. Việc thay đổi tư duy của ai đó không phải là một chuyện dễ. Ngay cả thay đổi tư duy của bản thân cũng cần có thời gian suy ngẫm nghiêm túc và thấu đáo. Đòi hỏi người quản lý phải dành sự kiên trì, trải qua cả một quá trình dài. Nhân viên phải tự hiểu đúng về cách làm mới, tin vào sự thay đổi của bản thân sẽ tạo nên kết quả khác.

Có thể bạn quan tâm: Leadership – Kỹ năng không thể thiếu cho nhà quản lý

Điểm chết vì kiến thức

Điểm chết vì kiến thức
Người quản lý thất bại vì thiếu kiến thức

Thực tế hiện nay rất hay bắt gặp trường hợp người quản lý làm thay cho nhân viên khi thấy họ làm không tốt. Hoặc có rất nhiều nhà quản lý đưa ra ngay cách thức giải quyết vấn đề giúp nhân viên mà không để họ tự chủ động phân tích và suy nghĩ. Người quản lý không biết vai trò của bản thân là gì thì làm sao có thể thực hiện nhiệm vụ?

Vậy khi xảy ra vấn đề khác hoặc tương tự, thì nhân viên vẫn sẽ tiếp tục xin phương án giải quyết từ quản lý? Thực tế có rất nhiều nhà quản lý hiện nay cho rằng, đó là nhiệm vụ của mình và nhiệt tình dành thời gian để giải quyết sự vụ. Từ đó không còn thời gian cho nhiệm vụ chính của mình với vai trò là quản lý. Đây chính là chân dung người quản lý thất bại.

Điểm chết vì công cụ sử dụng

Điểm chết vì công cụ sử dụng
Sử dụng công cụ không phù hợp dẫn đến bế tắc trong quản lý

Quản lý sử dụng công cụ không cần thiết nên mất kiểm soát, nguồn lực thất thoát. Nhân viên không biết vận dụng công cụ được trao đây được gọi là: “Điểm chết vì cách chọn và sử dụng công cụ không phù hợp”.

Công cụ đó có thể rất giá trị với đối tượng khác, nhưng với nhân viên nó không mang lại lợi ích gì. Vì cách thức làm việc cũ bao nhiêu năm nay của nhân viên đã ăn sâu vào thói quen của họ. Và thông thường thói quen thì rất khó thay đổi. Đối với nhân viên công cụ cũng chỉ là gánh nặng và sẽ làm việc mang tính đối phó.

Ví dụ: Quản lý tạo ra biểu mẫu báo cáo mới bằng công cụ XYZ với rất nhiều chi tiết, rồi sau một thời gian cũng quay trở lại dùng hệ thống báo cáo trước đó. Bởi trình độ nhân viên chưa đáp ứng và tính phức tạp không mang lại hiệu quả công việc. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhân viên vẫn quen với những cách làm cũ lâu nay.

Điểm chết vì phương pháp vận hành

Điểm chết vì phương pháp vận hành
Phương pháp vận hành sai trật dẫn đến người quản lý thất bại

Phương pháp sai trật, quản lý trở nên tất bật, đây chính là “Điểm chết về phương pháp”. Phương pháp đúng có thể tạo ra kết quả như kỳ vọng. Nhưng cách thức chỉ dẫn, huấn luyện để nhân viên làm đúng thì không phải người quản lý nào cũng được học và vận dụng tốt trong công việc.

Thực tế cho thấy, huấn luyện (coaching) nhân viên là nhiệm vụ quan trọng của quản lý nhưng thường bị bỏ qua. Vì sau một vài lần nỗ lực huấn luyện mà không thấy sự thay đổi tích cực và kết quả rõ ràng trong công việc từ nhân viên. Dẫn đến, người quản lý không tin tưởng giao nhiệm vụ vì sợ hỏng việc và mất thêm công sức giải quyết sự cố do nhân viên để lại.

Từ đó quản lý ôm đồm công việc của cấp dưới, hướng đi này chỉ giúp người quản lý ngày càng hoàn thiện kỹ năng của một nhân viên và giỏi về chuyên môn. Còn nhân viên thì trở nên thụ động, mất đi cơ hội trải nghiệm để đúc kết, năng lực ngày càng giảm, mất niềm tin tự xử lý vấn đề. Đây là một trong những nguyên nhân thất bại của người quản lý.

Chủ đề liên quan: 4 LƯU Ý ĐỂ HUẤN LUYỆN NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ HƠN

Điểm chết vì thiếu người cố vấn

Điểm chết vì thiếu người cố vấn
Sự nghiệp quản lý luôn cần có người cố vấn

Nghề nào cũng vậy, nếu chúng ta chọn được người cố vấn đúng và kiên định thực hiện thì chắc chắn bạn sẽ ở trên đỉnh vinh quang. Cũng giống như thế, quản lý là một nghề phải rèn luyện và cần có người chỉ đường. Điều này giúp tránh những sai lầm có thể khiến họ bị kìm hãm sự phát triển và không bị mất mát quá nhiều thời gian, công sức.

Nhiều ví dụ hiện nay cho thấy, người quản lý chưa giúp nhân viên tự suy nghĩ và giải quyết vấn đề. Điều này cũng xuất phát từ thói quen dạy và học của chúng ta trong cuộc sống thực tế bấy lâu nay. Đến khi đi làm, chúng ta cũng thường được người quản lý chỉ bảo, làm theo. Và rồi khi đã làm quản lý thì trở thành bản sao của người tiền nhiệm mà hành xử với nhân viên.

5 điểm chết dẫn đến sự thất bại của người quản lý bên trên được trích từ sách sắp được phát hành của Học viện Đào tạo VMP: “Nhà Quản Lý Bền Vững”. Cuốn sách này sẽ đưa bạn đến từ những vùng chết và hướng dẫn bạn trên con đường bền vững. Hãy sử dụng cuốn sách như là người cố vấn (Mentor) đúng cho bạn. Mỗi khi bế tắc bạn hãy nhìn lại xem mình có đang đi vào vùng chết hay không? Và hãy tiếp tục chờ đợi và theo dõi để nhìn thấy được ánh sáng dẫn dắt bạn đến những giải pháp tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *