05 cách giải quyết mâu thuẫn của nhân viên

Khi giải quyết mâu thuẫn của nhân viên, nhà quản lý sẽ lựa chọn chỉ trích, tìm hiểu nguyên nhân hay im lặng để sự việc trôi đi? Dù lựa chọn bất kỳ giải pháp nào, bạn cũng không nên để mâu thuẫn kéo dài, điều này sẽ khiến năng suất làm việc giảm, mất động lực và không khí làm việc căng thẳng.

Nếu bạn đang gặp tình trạng này, tham khảo ngay 5 tips dưới đây nhé.

Bài viết này thuộc Tips For Leader 

Chuỗi bài viết giúp bạn lái con tàu “VƯỢT CẠN”

1. Tìm giải pháp thay vì trốn tránh

Mâu thuẫn thường đến từ những sự việc không được nhắc đến trực tiếp, mà nó sẽ ngấm ngầm hình thành trong quá trình làm việc. Là một nhà quản lý, bạn cần nhanh nhạy nắm bắt và giải quyết những vấn đề tiêu cực khi nó mới chớm nở. Vì theo thời gian, mâu thuẫn sẽ ngày càng tệ hơn, gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc của cả đội nhóm. 

Có nhiều cách để nhận biết mâu thuẫn trong một tình huống, ví dụ như:  kiến, không đồng quan điểm, xảy ra các sự cố tranh chấp, tình trạng căng thẳng và bất mãn diễn ra liên tục,…Ngoài ra, bạn có thể áp dụng quy trình giải quyết mâu thuẫn với PRO.DA: Problem – vấn đề, Root cause – nguyên nhân, Options – giải pháp, Decision – quyết định phương án, Action plan – kế hoạch hành động.

2. Giữ sự trung lập khi giải quyết mâu thuẫn của nhân viên

Theo nguyên lý “ba não”, khi con người nóng giận hoặc cảm thấy không an toàn, họ sẽ rơi vào “não thú” – nơi tập trung của những phản ứng tiêu cực. Vì vậy, khi mâu thuẫn xảy ra, hãy ngừng ngay việc công kích để tránh gia tăng sự bất đồng quan điểm giữa hai bên.

Đặc biệt, trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn giữa quản lý và nhân viên, bạn càng nên bình tĩnh để tìm ra hướng giải quyết. Một số cách để bạn giữ thái độ trung lập và bình tĩnh khi giải quyết mâu thuẫn của nhân viên là: đặt mình vào vị trí của nhân viên để thấu hiểu, xem xét lại quan điểm của bản thân, tạo không gian an toàn và thoải mái,…

3. Tìm hiểu nguyên nhân của mâu thuẫn

Khi giải quyết mâu thuẫn của nhân viên, nhà quản lý cần tập hợp tất các các cá nhân có liên quan. Việc này sẽ giúp bạn nắm rõ tình huống, thu thập thông tin và kiểm tra lại các quy trình thực hiện. Bạn có thể áp dụng phương pháp phân tích 5 Why để tìm ra nguyên nhân sâu xa, cụ thể gồm các bước: Xác định vấn đề; Đặt câu hỏi “tại sao” liên quan đến vấn đề đó; Dựa trên câu trả lời, đặt tiếp 4 câu hỏi “tại sao”.

Lưu ý rằng: hãy dừng phân tích tại câu số 5, vì khi tiếp tục, nhân viên sẽ dễ lan man và tìm lý do, thay vì nguyên nhân. Bên cạnh đó, bạn cũng cần: đảm bảo các câu trả lời dựa trên bằng chứng thực tế, tránh phán xét hay bình phẩm, lưu ý các yếu tố liên quan đến người, quy trình và công nghệ.

4. Thảo luận để tìm kiếm giải pháp chung

Sau khi có nguyên nhân của mâu thuẫn, hãy tiến hành thảo luận để tìm kiếm cách để xử lý. Các giải pháp này cần được đưa ra dựa trên lợi ích chung của tất cả các bên liên quan. Lúc này, nhà quản lý cần lắng nghe trọn vẹn quan điểm, tư duy và khuyến khích nhân viên tự đưa ra cách giải quyết.

Nếu mâu thuẫn đến từ nhiều phía, bạn có thể áp dụng Brainstorming để thu thập các phương án. Ngược lại, nếu đây là mâu thuẫn giữa quản lý và nhân viên, hãy áp dụng Brainwriting – ghi lại tất cả những giải pháp mà bạn và nhân viên cho là hữu hiệu. Sau cùng, hãy tiến hành sàng lọc và lựa chọn phương án cuối cùng.

5. Hãy thực hành lời xin lỗi

Khi giải quyết mâu thuẫn, lời xin lỗi có giá trị như một cách để thể hiện sự trân trọng mối quan hệ và mong muốn gắn kết. Vì vậy, nếu nhà quản lý có mâu thuẫn với nhân viên, hãy thực hành lời xin lỗi để kết thúc vấn đề, ghi nhận sự cố gắng và đóng góp của họ. 

Ngoài ra, bạn cũng cần nâng cao năng lực quản lý của bản thân để biết cách giảm thiểu các mâu thuẫn trong đội nhóm. Một số các kỹ năng về đào tạo quản lý mà bạn có thể tham khảo là: huấn luyện và kèm cặp nhân viên, dẫn dắt và điều hành đội nhóm, phát triển nhân sự, giao tiếp hiệu quả,…

Tạm kết về 5 cách giải quyết mâu thuẫn của nhân viên

Giải quyết mâu thuẫn của nhân viên là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự thấu hiểu, tôn trọng đến quyền lợi của các bên. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp hợp lý, tạo ra một môi trường làm việc thoải mái để đóng góp vào sự thành công của tổ chức.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *