THIẾT LẬP VÀ QUẢN LÝ MỤC TIÊU HIỆU QUẢ VỚI OKR

OKR là một trong những xu hướng mới nổi về thiết lập và quản lý mục tiêu trong doanh nghiệp. Phương pháp này giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình, đem lại hiệu quả cao trong công việc. Hãy cùng chúng tôi tổng hợp những thông tin cần biết của OKR nhé.

Tìm hiểu về khóa: Thiết lập và quản lý mục tiêu OKR

THIẾT LẬP VÀ QUẢN LÝ MỤC TIÊU HIỆU QUẢ VỚI OKR
THIẾT LẬP VÀ QUẢN LÝ MỤC TIÊU HIỆU QUẢ VỚI OKR

1. Khái niệm OKR

OKR là viết tắt của cụm từ Objectives and Key Results, có nghĩa là quản lý theo mục tiêu và kết quả. Phương pháp này giúp doanh nghiệp gắn kết mục tiêu của mình với kết quả chung của tổ chức, tập thể.

Với OKR, doanh nghiệp hướng nhân viên của mình đi theo những mục tiêu rõ ràng và cụ thể. Nhân viên sẽ xác định được việc nào là cần ưu tiên nhất, từ đó tập trung sức lực của mình để hoàn thành công việc chính, tránh phí thời gian vào những công việc không mang lại kết quả.

Đây còn là phương pháp giúp nhân viên trong doanh nghiệp giao tiếp với nhau hiệu quả. Làm thay đổi tư duy từ việc chỉ quan tâm đến kết quả chung của công việc sang quan tâm đến quá trình hoàn thành của công việc đó.

2. Lợi ích của OKR

– Tăng hiệu suất công việc: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng doanh nghiệp áp dụng OKR sẽ cho lại năng suất công việc cũng như doanh thu mang lại sẽ cao hơn bình thường.

– Tập trung vào mục tiêu chính: OKR giúp doanh nghiệp xác định đâu là công việc ưu tiên nhất cần phải làm, loại bỏ những công việc không quan trọng.

– Gắn kết nhân viên, tăng sự đoàn kết

– Gắn kết nhân viên với sứ mệnh chung của doanh nghiệp: phương pháp này giúp mỗi nhân viên tự có ý thức riêng của mình trong công cuộc hoàn thành mục tiêu chung.

– Đơn giản, dễ làm, không tốn quá nhiều thời gian

Có thể bạn quan tâm: Xây dựng niềm tin và gắn kết

3. Các bước thiết lập OKR cho doanh nghiệp

Bước 1: Xây dựng mục tiêu cho doanh nghiệp

Mục tiêu doanh nghiệp nên thiết lập vào mỗi quý. Mục tiêu nên được thiết lập theo định hướng chung của công ty.

  • Mục tiêu (Objective)

  • Mỗi cá nhân không nên có quá 5 mục tiêu

  • Mục tiêu đặt ra nên có tính tham vọng

  • Mỗi mục tiêu đề ra chỉ nên có 3-4 kết quả then chốt, nếu nhiều quá sẽ gây mất tập trung

  • Những mục tiêu cấp thấp sẽ được dựa trên mục tiêu cấp cao

  • Kết quả (key result)

  • Kết quả cần phải cụ thể, có tính đo lường

  • Phải đặt ra mốc thời gian cho mỗi mục tiêu

  • Không nên cảm tính

Có thể bạn quan tâm: Lập kế hoạch và tổ chức công việc hiệu quả

Bước 2: Thực hiện mục tiêu

Các mục tiêu nên được chia nhỏ thành những công việc hoàn thành trong ngày, trong tuần,…

Bước 3: Đánh giá tiến độ công việc

Việc này nên được doanh nghiệp tổ chức hàng tuần, có thể thông qua những buổi họp nhanh. Mục đích của việc này nhằm đánh giá lại những công việc đã làm trong tuần, giải quyết những thắc mắc của nhân viên, nhắc nhở lại những mục tiêu mà mỗi nhân viên cần hướng tới.

Bước 4: Đánh giá kết quả cuối cùng

Ở bước này, doanh nghiệp bắt đầu đánh giá những kết quả đã đạt được trong thời gian vừa qua. Mức độ hoàn thành kết quả phải được xét theo thang điểm từ 0.0 – 1.0. Các điểm đánh giá được xác định bằng điểm trùn bình của các kết quả đạt được. Sau đó chúng ta xét theo bảng đánh giá này:

  • < 0.4: Chưa đạt
  • 6 – 0.7: Tốt
  • > 0.7: quá dễ

Khi điểm số nằm ở mức > 0.7, khi đó chúng ta cần xem lại việc đặt mục tiêu cho lần sau hợp lý hơn

Khi điểm số < 0.4, khi đó chúng ta cần phải cố gắng hơn nữa để đạt mục tiêu tốt hơn.

Ngoài thiết lập mục tiêu OKR Hãy để VMP cung cấp cho bạn những kinh nghiệm, kỹ năng và hàng trăm chủ đề HOT khác nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.