4 Mẹo giúp quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp đột phá

Theo một cuộc khảo sát các Quản lý Nhân sự, 33% xác định ngay phù hợp của ứng viên với vị trí tuyển dụng chỉ trong vòng 90 giây đầu tiên tại buổi phỏng vấn. Đây là số liệu có thể gây bất ngờ. Bởi tuyển dụng đối với nhiều người là quy trình phức tạp đòi hỏi kỹ thuật chuyên sâu. Ngoài những kiến thức chuyên ngành, bạn còn phải sở hữu nhiều mẹo để quy trình tuyển dụng trở nên chuyên nghiệp. Sau đây là 4 mẹo tuyển dụng đột phá mà Người tuyển dụng có thể tham khảo:

04 Mẹo giúp giúp quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp đột phá
04 Mẹo giúp giúp quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp đột phá

Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng phỏng vấn dựa trên năng lực

1. Chuẩn bị 05 việc trước khi phỏng vấn

Lịch trình làm việc của người Quản lý Nhân sự có thể rất dày đặc, nhưng bạn vẫn phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc phỏng vấn. Để chuẩn bị, bạn cần:

  • Hiểu rõ vị trí đang tuyển dụng, nhiệm vụ chính và phương thức làm việc chung trong đội nhóm.
  • Thu thập một ngân hàng câu hỏi mở trong quá trình phỏng vấn.
  • Rà lại các tài liệu ứng viên: resume, tiểu sử Linkedin, thư giới thiệu, đơn ứng tuyển.
  • Chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi phổ biến từ ứng viên: tiền đền bù, phương pháp đo lường hiệu quả công việc, kỳ vọng của quản lý…
  • Chuẩn bị các bài tập hoặc thử thách sau khi hoàn thành buổi phỏng vấn.

2. Sử dụng các câu hỏi mở

Câu hỏi mở giúp cuộc phỏng vấn trở nên thú vị hơn

Các câu hỏi trong suốt buổi phỏng vấn chỉ nên tập trung vào kinh nghiệm làm việc của ứng viên, động lực để họ ứng tuyển và kỹ năng muốn đóng góp. Các câu hỏi mở kích thích ứng viên trả lời theo hướng sáng tạo là cách tốt nhất để khám phá năng lực và tính cách của người nộp đơn. Ví dụ:

  • Điều gì khiến bạn ứng tuyển vào công việc này?
  • Gần đây bạn đã phỏng vấn với Doanh nghiệp nào?
  • Tại sao bạn rời công việc cũ?
  • Bạn có thể miêu tả thành tựu lớn nhất trong công việc mà bạn đã đạt được?
  • Bạn muốn đảm nhận trách nhiệm nào trong công việc sắp tới?

Vai trò của vị trí đang được ứng tuyển có thể ảnh hưởng đến loại câu hỏi bạn đặt ra. Với những vị trí thấp (entry-level jobs), bạn thường phải có sự phán đoán chuẩn xác thông qua màn thể hiện lúc phỏng vấn của ứng viên vì kinh nghiệm liên quan trong resume là không nhiều.

3. Truyền năng lượng tích cực

Buổi phỏng vấn của nhiều ứng viên là sự tương tác đầu tiên đối diện trực tiếp với một công ty. Vì vậy, việc gia tăng trải nghiệm tích cực là rất quan trọng. Bạn cần truyền được năng lượng, sự đam mê về công ty, vị trí đang tuyển người và quy trình phỏng vấn. Nếu người tuyển dụng có tinh thần chuyên nghiệp, nhiệt tình, ứng viên sẽ giảm căng thẳng và cho phép chúng ta khai thác nhiều thông tin hơn.

Bạn hãy lắng nghe câu trả lời của ứng viên, sau đó đặt những câu hỏi một cách cẩn thận để gia tăng sự tập trung. Ngoài ra, bạn có nhiệm vụ truyền tải đầy đủ nguyên tắc làm việc tại công ty, thương hiệu, hệ giá trị của tổ chức.

Khóa học liên quan: Kỹ năng lãnh đạo truyền cảm hứng

4. Đưa ra phản hồi đúng lúc

Phản hồi đúng lúc là cách thúc đẩy

Ứng viên đánh giá cao sự minh bạch của quy trình tuyển dụng. Vì vậy, việc tạo các phản hồi mô tả tình trạng của hồ sơ ứng viên sau buổi phỏng vấn sẽ mang hiệu ứng tích cực. Nếu có thể, bạn hãy đưa ra phản hồi ngay sau buổi phỏng vấn dù ứng viên có được “đi tiếp” hay không. Điều này sẽ thúc đẩy ứng viên chấp nhận nếu bạn mời họ làm việc sau khi tuyển dụng (extend a job offer). Lý do là trải nghiệm của ứng viên đã trở nên tích cực vì những phản hồi đúng lúc.

4 mẹo tuyển dụng đột phá trên không phải là “liều thuốc vạn năng” cho quy trình tuyển dụng. Bạn cần thực sự đầu tư thời gian tìm hiểu từ nhiều nguồn để rèn luyện “kỹ năng” tuyển dụng.

Ngoài ra, Quý Anh/Chị có thể tìm hiệu thêm nhiều kiến thức cũng như chương trình Đào tạo tại

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.