Phân tích và giải quyết vấn đề là kỹ năng cần phải có trong cuộc sống. Cuộc sống không phải một con đường dài thẳng tắp, sẽ có những tình huống bất ngờ xảy ra buộc chúng ta phải phân tích và giải quyết. Vậy làm thế nào để xử lý tình huống cho hợp lý? Mô hình KOALA chính là lời giải đáp.
MÔ HÌNH KOALA LÀ GÌ?
KOALA giúp chúng ta phân tích và giải quyết vấn đề hiệu quả. Phương pháp này cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về vấn đề cần giải quyết, từ đó vận dụng tư duy để phân tích và đưa ra những hướng xử lý vấn đề một cách logic. KOALA là viết tắt của các cụm từ:
- K (Knowledge): Thông tin vấn đề
- O (Objectives): Mục tiêu cần giải quyết
- A ( Alternatives): Phương thức xử lý
- L (Look ahead): Đánh giá và lựa chọn
- A (Action): Hành động
Đây là phương pháp dễ dàng thực hiện và mang lại hiệu quả cao, các bước áp dụng mô hình KOALA như sau:
Bước 1: Nhìn nhận vấn đề và phân tích
Khi một vấn đề xảy ra, các bạn cần xem xét và phân tích kỹ vấn đề trước khi đưa ra hướng giải quyết. Bởi vì sẽ có những vấn đề không ảnh hưởng đến chúng ta hoặc những vấn đề không thực sự quá quan trọng và có thể tự động biến mất. Khi gặp vấn đề bất kì, bạn tự hỏi bản thân hai câu hỏi sau:
- Chuyện gì sẽ xảy ra khi ta gặp vấn đề đó?
- Vấn đề nếu không được giải quyết thì hậu quả sẽ như thế nào?
Sau khi đã trả lời được hai câu hỏi trên, bạn sẽ không phải tốn thời gian và công sức để giải quyết những vấn đề vô nghĩa.
Bước 2: Xác định vấn đề thuộc về ai
Bạn nên nhớ rằng không phải bất cứ vấn đề nào có ảnh hưởng đến bạn đều bắt buộc do bạn giải quyết. Khả năng của mỗi người có giới hạn, nếu như vấn đề đó không thuộc thẩm quyền của bạn hoặc quá sức của bản thân, bạn nên chuyển vấn đề sang người có thẩm quyền và khả năng để giải quyết.
Bước 3: Hiểu rõ vấn đề
Mọi sự việc nếu không được tìm hiểu rõ ràng sẽ cho ra đời những hướng giải quyết tồi tệ. Bạn cần phải tìm hiểu thật kĩ về vấn đề và tìm hiểu thêm những thông tin xung quanh chúng. Bạn có thể tìm thêm nhiều thông tin hơn thông qua các câu hỏi gợi ý sau:
- Vấn đề có khẩn cấp, quan trọng không?
- Nguồn lực nào là cần thiết để giải quyết vấn đề?
- Bạn có thẩm quyền và khả năng giải quyết vấn đề hay không?
- Bản chất vấn đề là gì?
- Đòi hỏi của vấn đề?
- Mức độ khó – dễ của vấn đề?
Bước 4: Lựa chọn giải pháp
Sau khi đã hiểu rõ bản chất về vấn đề, vận dụng thêm sự sáng tạo của bản thân sẽ cho ra đời nhiều hướng giải quyết mang lại tính hiệu quả cao. Các giải pháp đưa ra cần phải đảm bảo 03 yếu tố cơ bản sau:
- Có tác dụng lâu dài
- Có tính khả thi cao
- Có hiệu quả
Áp dụng 03 yếu tố trên, bạn chọn cho bản thân phương pháp giải quyết hợp lý và phù hợp nhất.
Bước 5: Hành động
Sau khi hiểu rõ vấn đề và có được giải pháp, điều cần tiếp theo là bắt tay vào giải quyết vấn đề. Bạn cần xác định thời gian để giải quyết vấn đề, những ai sẽ chịu trách nhiệm liên quan, nguồn lực nào giúp chúng ta giải quyết vấn đề,…
Sau khi thực hiện giải pháp, chúng ta cần xem lại phương pháp đã chọn có thực sự hiệu quả hay không, có xảy ra những chuyện không mong muốn hay không. Từ đó rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân để giải quyết các vấn đề khác trong tương lai
Ngoài Mô hình KOALA, Quý Anh/Chị có thể xem thêm nhiều kiến thức cũng như chương trình Đào tạo tại