LÃNH ĐẠO CHUYỂN ĐỔI – XU HƯỚNG QUẢN LÝ THẾ HỆ MỚI

Lãnh đạo chuyển đổi (Transformational Leader) là một phong cách giúp các nhà quản lý thấu hiểu, truyền cảm hứng và thúc đẩy sự đổi mới trong đội nhóm.

Vậy cụ thể lãnh đạo chuyển đổi là gì và làm thế nào để sở hữu năng lực này? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn “tất tần tật” những thông tin thú vị về chủ đề Transformational Leader .

Bài viết thuộc: Tips For Trainer

Chuỗi bài viết giúp bạn “thao túng tâm lý” học viên

[maxbutton id=”4″ url=”https://vmptraining.com/category/tips-for-trainer/” text=”KHÁM PHÁ” ] [maxbutton id=”12″ url=”#” text=”FOLLOW” ]

 

1. Tại sao lãnh đạo chuyển đổi sinh ra.

Trong suốt 2 năm dịch bệnh Covid 19, rất nhiều thông tin tiêu cực ảnh hưởng đến tinh thần và động lực của nhân viên. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến Transformational Leader nổi lên như một xu hướng.

Cũng theo bà Pamela Rucker – chủ tịch CIO cho biết: “Thay đổi không thực sự xảy ra tại một công ty, nó xảy ra với mọi người. Và để dẫn đến thay đổi, bạn phải biết cách dẫn dắt mọi người”. Vậy thì, những nhà lãnh đạo giờ đây không chỉ tập trung vào mục tiêu công việc, mà phải trở nên đa nhiệm hơn, biết cách truyền cảm hứng, thúc đẩy sự đổi mới và dẫn dắt đội nhóm thành công.

2. Transformational Leader tạo ảnh hưởng tích cực đến kết quả đội nhóm và tổ chức.

James MacGregor Burns là người đã tạo ra khái niệm lãnh đạo chuyển đổi vào năm 1978. Cho tới ngày nay, khái niệm này vẫn được sử dụng mạnh mẽ ở những doanh nghiệp hàng đầu thế giới.

Transformational Leader được mô tả là những người thành thạo kỹ năng xác lập mục tiêu, có tầm nhìn xa, ưa thích sự sáng tạo và biết cách truyền tải những nội dung ấy đến đội nhóm. Những đặc điểm này khiến họ trở thành “đích đến” mà nhân viên hướng tới, có tác động mạnh mẽ và là động lực để phát triển. 

3. Chân dung của 1 nhà Lãnh đạo chuyển đổi.

Để trở thành một nhà Transformational Leader, bạn cần sở hữu 3 yếu tố:

  • INDIVIDUAL – Thấu hiểu và ứng biến: khả năng này liên quan đến cá nhân hóa, quan tâm đến mỗi thành viên trong nhóm thông qua việc thấu hiểu tính cách của họ, từ đó ứng biến linh hoạt trong mọi tình huống.
  • INNOVATION – Sáng tạo và đổi mới: để tạo ra sự thay đổi, chính những Transformational Leader phải là người dám nghĩ dám làm, đồng thời truyền động lực ấy cho đội nhóm, ưu tiên sự sáng tạo và chấp nhận rủi ro.

4. Những hình mẫu Transformational Leader nổi tiếng trên thế giới.

Tạp chí Harvard Business Review đã phân tích những doanh nghiệp trong S&P và Fortune Global 500 để tìm ra những hình mẫu về khả năng lãnh đạo chuyển đổi. 

  • Jeff Bezos, Amazon: Với trải nghiệm làm việc tại nhiều công ty khác nhau, Bezos luôn tin rằng “một Transformational Leader sẽ biết cách biến những sai lầm thành cơ hội để phát triển”.  
  • Reed Hastings, Netflix: “Khuyến khích sự thay đổi dù cho có thể mắc sai lầm” là một trong 3 nguyên tắc hàng đầu của lãnh đạo này.
  • Steve Jobs và Tim Cook, Apple: 2 nhà lãnh đạo này là một ví dụ điển hình cho “chuyển đổi kép”. Jobs đi đầu trong việc phát triển phần mềm còn Cook tập trung vào sự đổi mới và xây dựng lòng trung thành với thương hiệu.
  • Satya Nadella, Microsoft: Khi nắm giữ vị trí CEO vào năm 2014, Satya Nadella đã vực dậy Microsoft khỏi khủng hoảng nhờ 3 yếu tố: tầm nhìn rõ ràng, người “truyền lửa”, dám chấp nhận rủi ro.
  • Mark Bertolini, Aetna: Nhà lãnh đạo này tin rằng việc quan tâm đến mọi người có thể thay đổi cách làm việc đội nhóm, từ đó thiết lập một tầm nhìn thực tế trong tương lai.

Tổng kết

Một Transformational Leader là người thấu hiểu, truyền cảm hứng, thúc đẩy sự sáng tạo và là tấm gương phát triển cho đội nhóm. Chính những yếu tố này đã biến lãnh đạo chuyển đổi trở thành xu hướng mới mà mọi nhà quản lý bền vững đều theo đuổi.

Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về lãnh đạo chuyển đổi, đồng thời tạo cảm hứng giúp bạn phát triển mạnh mẽ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo BUTTERFLY LEADERSHIP BOOTCAMP – chuỗi sự kiện đào tạo thông qua trải nghiệm, nơi giúp bạn thay đổi tư duy và “phá kén” trở thành một nhà lãnh đạo chuyển đổi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *