HRM & TRAINING | 07 Bước đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực

Đánh giá hiệu quả quản trị nhân sự

Việc đánh giá quản trị nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp rất quan trọng. Đây là 07 bước để hoàn thành hiệu quả nhất việc đánh giá quản trị nhân sự.

Phần lớn các doanh nghiệp thua lỗ là do yếu kém ở kỹ năng của nhà quản trị nhân lực. Muốn công ty vận hành tốt, bắt buộc phải có những kế hoạch đánh giá cụ thể các quá trình quản lí nhân sự, để từ đó phát triển đúng với mục tiêu.

Việc đánh giá quản trị nhân sự là bước quan trọng nhất trong quy trình chọn người quản lý phù hợp. Doanh nghiệp sẽ nắm rõ được khả năng phù hợp, hoàn thành công việc của từng cá nhân. Dưới đây là 07 bước để hoàn thành đánh giá quản trị nguồn nhân lực hiệu quả:

Bước 01. Xác định mục đích của việc đánh giá

mục tiêu rõ ràng
Đánh giá quản trị nguồn nhân lực với mục tiêu rõ ràng

Việc đầu tiên phải hiểu được lý do cần đánh giá, đo lường hiệu quả quản trị nhân sự. Điều này sẽ giúp chúng ta xác định rõ được mục tiêu của bảng đo lường, từ đó có những chiến lược cụ thể.

Tips hay: Thiết lập mục tiêu với OKR

Bước 02. Xác định phạm vi đánh giá

Để đo lường đúng theo mục tiêu, chúng ta cần xác định được trọng tâm, giới hạn  cụ thể của kế hoạch đánh giá. Việc đo lường còn phụ thuộc đến ngân sách mà công ty có ít hay nhiều, dựa vào đó để lên kế hoạch phù hợp. Ngoài ra, chúng ta nên cố gắng đánh giá toàn diện bằng nhiều nguồn lực bên ngoài.

Bước 03.Phát thảo quy trình

Tiếp theo hãy phát thảo những quy trình cụ thể dễ hiểu nhất, để nhanh chóng hoàn thành. Người thực hiện cũng cần thông báo cho các bộ phận của công ty về việc đánh giá sắp tới để họ biết cụ thể và không bị bất ngờ, bằng việc vẽ những quy trình đo lường rõ ràng cho mọi người dễ hiểu và thực hiện.

Ngoài ra, nên có những cuộc họp để mời mọi người đóng góp ý kiến rất quan trọng, sẽ giúp cho khởi đầu việc đánh giá tốt hơn.

Bước 04.Thu thập dữ liệu

 việc thu thập dữ liệu
Đánh giá quản trị nguồn nhân lực với việc thu thập dữ liệu

Để đánh giá hiệu quả, thì cần thu thập dữ liệu là điều cần thiết nhất, nhưng việc này khá mất nhiều thời gian. Người đánh giá cần làm việc nhóm nội bộ, để nhờ họ thống kê một cách cụ thể tiết kiệm thời gian. Ngoài ra, nên đưa ra những yêu cầu, thời gian gửi số liệu cụ thể, để các phòng ban hoàn thành nhanh chóng.

Bước 05. Phân tích dữ liệu

Sau khi đã có các dữ liệu cụ thể, người làm cần đánh giá một cách khách quan. Là yếu tố quan trọng nhất trong việc đo lường hiệu quả quản trị nhân sự. Sẽ giúp việc đánh giá chính xác, đúng với mong muốn và mục đích đưa ra ban đầu.

Để đánh giá được tốt hơn hãy hỏi và tìm hiểu những đồng nghiệp đang trong lĩnh vực nhân sự, đây là cánh làm thực tế hiệu quả. Nên hỏi thêm những người có chuyên môn như kế toán, luật sư để giải đáp thắc mắc trong quá trình đo lường.

Bước 06. Các kế hoạch hành động

Tiếp theo hãy lập ra kế hoạch chi tiết, nhưng phải phù hợp với đối tượng cần đo lường. Nên đảm bảo rằng các nhà lãnh đạo cấp cao cũng phải làm đúng theo yêu cầu đánh giá, bằng việc hãy đưa ra những kế hoạch chi tiết và đi kèm là cam kết với họ.

Đánh giá quản trị nguồn nhân lực với kế hoạch hành động
Đánh giá quản trị nguồn nhân lực với kế hoạch hành động

Ngoài ra, người đánh giá cũng cần có những kế hoạch cụ thể của chính mình, về  việc làm và thời gian dự kiến hoàn thành.

Bước 07. Đánh giá đưa ra kết quả

Cuối cùng, hãy ngồi lại xem những thành công, thất bại của việc đánh giá hiệu quả nhân sự một cách chi tiết nhất. Nên dành thời gian 3 tháng để cải thiện cách quản lý và tiếp tục triển khai những cách tốt đẹp.

Tips: Những lưu cần thiết về đánh quản trị nhân sự nhất!

Đánh giá kỹ năng chuyên môn

Quản trị nhân sự là người sẽ đảm nhiệm các công việc liên quan tới quản lý lực lượng lao động, nên việc cần có kỹ năng chuyên môn vô cùng quan trọng.

Một người quản trị nhân sự làm rất nhiều công việc như: quản lý tất cả hồ sơ của bộ phận nhân sự, thực hiện chấm công, đánh giá trách nhiệm của từng nhân viên, xử lí kỷ luật, đào tạo nguồn nhân sự mới đáp ứng nhu cầu nhân lực cho công ty.

Có thể thấy người quản trị nhân sự đảm nhiệm rất nhiều công việc, để làm tốt vai trò của mình ít nhất họ phải có kỹ năng chuyên môn tốt.

Kỹ năng quan hệ con người

Nhà quản trị phải có khả năng quan hệ con người, việc đó thể hiện rõ khi họ cùng trao đổi, làm với cấp dưới, mang lại hiệu quả với tư cách là nhân viên trong nhóm.

Khả năng quan hệ con người còn được biểu lộ qua cách thức tương tác với nhân viên, chúng bao gồm động viên, hỗ trợ, phối hợp, lãnh đạo, giải quyết các xung đột, truyền thông,.. Khi làm tốt những công việc này thì nhà quản trị mới hoàn thành trách nhiệm của mình đối với công việc và mọi người.

Đánh giá quản trị nguồn nhân lực với kỹ năng quan hệ với con người
Đánh giá quản trị nguồn nhân lực với kỹ năng quan hệ với con người

Đặt biệt, khả năng quản trị con người rất cần cho cấp thấp, họ là những người phải làm việc trực tiếp với nhân viên trong các hoạt động.

Kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý tình huống

Kỹ năng giải quyết vấn đề là một chuỗi các công việc đòi hỏi chúng ta phải làm rõ, mà không có một công thức chung nào cả, nhiều bất ngờ đến một cách ồ ạc không nằm trong kiểm soát. Vậy để giải quyết thì đây chính là nhiệm vụ của nhà quản trị nhân sự.

Khi gặp những vấn đề khó khăn trong công việc, hãy nên nhìn từ nhiều khía cạnh để có những cách giải quyết khác nhau, chứ đừng đưa mình vào một khuôn khổ nhất định. Vì vậy nhà quản lý cần hiểu vấn đề đúng để nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết tiết kiệm thời gian và hiệu quả.

Kỹ năng xử lý tình huống rất quan trọng, là thước đo sự nhạy bén, tinh tế, khôn khéo, tạo sự thành công của một nhà quản lí.

Để làm tốt vai trò của một nhà quản lí, mọi người có thể tham khảo khung năng lực của quản lí cấp trung. Tham khảo tại: https://vmptraining.com/khung-nang-luc-cho-quan-ly-cap-trung/ hoặc Liên hệ Hotline 1900 6981.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.