8 TRÊN 10 NGƯỜI CHƯA BIẾT KHUNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CẤP TRUNG!

khung năng lực cho quản lý

Quý Doanh nghiệp đã biết khung năng lực cho Quản lý cấp trung? Nếu không biết thì dựa vào đâu để thiết kế lộ trình đào tạo? Hãy đọc bài viết này.

Có nhiều người rất giỏi về chuyên môn nhưng lại không thành công khi ngồi ở vị trí quản lý. Nguyên nhân đến từ việc chưa xác định đúng khung năng lực dành cho quản lý cấp trung. Đây cũng là câu hỏi lớn đối với các doanh nghiệp và nhà quản lý, bởi họ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành của công ty.

Khung năng lực quản lý cấp trung là được xây dựng theo từng bước từ cơ bản đến nâng cao giúp cho quá trình đánh giá dễ dàng hơn. Ngoài ra, khung năng lực còn giúp bạn tìm được một quy trình học tập và đào tạo đầy đủ với những mục tiêu riêng. Nhờ đó bạn sẽ hoàn thiện được các năng lực mà nhà quản lý cấp trung cần có.

Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết được những năng lực mà người quản lý cấp trung cần có.

1/ Năng lực lãnh đạo

Nhà quản lý nếu thiếu năng lực lãnh đạo sẽ giống như ra khơi mà không có thuyền trưởng. Người quản lý thiếu năng lực lãnh đạo sẽ dẫn đến các nhân viên không xác định được mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp. Từ đó sẽ dẫn đến nhân viên làm việc mà thiếu mục đích, đi sai hướng phát triển của công ty và không mang lại giá trị cho doanh nghiệp.

Lãnh đạo
Lãnh đạo trong khung năng lực cho Quản lý

Năng lực lãnh đạo bao gồm cả kiến thức, kỹ năng và hành vi thái độ. Để trở thành nhà quản lý chuyên nghiệp, người lãnh đạo cần có các kiến thức nền tảng. Thêm vào đó là kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực của công ty để có thể chỉ đạo, điều hành cấp dưới. Bên cạnh đó, các trải nghiệm trong lĩnh vực cụ thể cũng sẽ mang đến những kinh nghiệm, kỹ năng vô cùng cần thiết cho nhà quản lý.

Trong đó, tiêu chuẩn đạo đức hay các hành vi thái độ được đánh giá cao nhất đối với khung năng lực của quản lý cấp trung. Hành vi thái độ có thể được coi là cách ứng xử với Nhân viên và thể hiện qua lời nói, hành động hay suy nghĩ của Quản lý. Một nhà lãnh đạo có tiêu chuẩn đạo đức cao, hành vi đúng mực sẽ mang lại cảm giác an toàn và đáng tin cho nhân viên.

2/ Năng lực thích ứng  

Ở thời đại hiện tại, mọi thứ thay đổi liên tục, nhà quản trị nếu như chưa có khả năng thích ứng tốt sẽ dẫn đến không biết cách giải quyết những khó khăn, nguy cơ tiềm ẩn. Năng lực thích ứng là kỹ năng giúp bạn hòa nhập, thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi từ môi trường, con người, công việc. Nhà quản lý nếu như có khả năng thích ứng tốt sẽ dễ dàng làm việc trong nhiều môi trường khác nhau.

Thích ứng
Thích ứng trong khung năng lực cho Quản lý

Năng lực thích ứng được hình thành từ hai yếu tố riêng biệt. Yếu tố đầu tiên đến từ thái độ, bạn sẵn sàng thay đổi như thế nào. Yếu tố thứ hai đến từ bẩm sinh, bạn thực sự có khả năng thích ứng với thay đổi như thế nào. Nếu đồng ý với quan điểm trên, bạn sẽ thấy rằng chúng ta có khả năng kiểm soát đến 50% năng lực thích ứng của bản thân.

Như thế, dù nhà quản lý thiếu khả năng thích ứng bẩm sinh thì vẫn có thể phát triển năng lực này bằng ý chí, thái độ của mình. Với những thay đổi mà người quản lý sắp phải đối mặt, năng lực thích ứng sẽ khiến nhà lãnh đạo trở nên tốt hơn. Điều đó giúp cho nhà quản trị trở nên linh hoạt trong cách ứng xử, công việc cũng như luôn sẵn sàng bắt tay vào dự án mới.

3/ Năng lực thúc đẩy và phát triển nhân viên

Đây là năng lực quan trọng mà bất kỳ nhà quản lý nào cũng cần phải có để phát triển và tạo động lực cho nhân viên. Việc phát triển nhân viên có ý nghĩa quan trọng vì nó giúp cho họ nhìn thấy được những tiến bộ, thay đổi của mình trong từng giai đoạn làm việc ở công ty. Qua đó giúp nhân viên nhận thức được ý nghĩa của công việc mà họ đang thực hiện.

Phát triển Nhân viên trong khung năng lực cho Quản lý
Phát triển Nhân viên trong khung năng lực cho Quản lý

Để thúc đẩy năng lực cho cấp dưới của bạn, cần nâng cao yếu tố cạnh tranh trong công việc. Tiếp đến, chuẩn bị những phần thưởng hay món quà, sự ghi nhận xứng đáng cho các thành tích mà nhân viên đạt được. Từ đó sẽ thúc đẩy năng lực, khả năng cạnh tranh trong mỗi nhân viên, để có thể đạt được những phần thưởng mà họ mong muốn.

Cuối cùng là lập ra kế hoạch phát triển nghề nghiệp cụ thể cho cấp dưới, dựa trên những điểm mạnh và kỳ vọng, mong muốn của nhân viên. Việc có một kế hoạch đào tạo phù hợp sẽ giúp nhân viên cảm thấy vui vẻ và sẵn sàng cho quá trình hoàn thiện bản thân của họ.

4/ Năng lực tư duy

Với công nghệ thời đại 4.0 như hiện nay thì chắc chắn con người cần phải có năng lực tư duy để sinh tồn và thành công. Năng lực tư duy được ví như chiếc chìa khóa giúp tối ưu hóa khả năng phát triển cá nhân cũng như hỗ trợ cho việc hoạch định của doanh nghiệp hiệu quả hơn. Tư duy là khả năng tự suy nghĩ và giải quyết vấn đề để đem lại kết quả tốt nhất.

Tư duy trong khung năng lực cho Quản lý
Tư duy trong khung năng lực cho Quản lý

Trên đây là khung năng lực cho Quản lý cấp trung. Từ đây, Quý Doanh nghiệp có thể xây dựng các chương trình đào tạo để phát triển toàn diện năng lực cho Quản lý cấp trung. Ngoài ra, nếu muốn đo lường hiệu quả của các khóa dựa trên khung năng lực này, Quý Doanh nghiệp tham khảo: https://vmptraining.com/mo-hinh-kirkpatrick-do-luong-hieu-qua-dao-tao/ hoặc liên hệ Hotline: 1800.6981.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.