Công thức STRING-Người Quản Lý Sẽ Làm Gì Khi Nhân Viên Làm Việc Không Hiệu Quả

Trong nhiều doanh nghiệp hay tổ chức luôn xuất hiện nhân viên làm việc không đạt yêu cầu. Với vai trò là nhà quản lý, bạn sẽ giải quyết như thế nào, khi đội ngũ của mình xuất hiện nhân viên làm việc kém hiệu quả. Đây là một trong những vấn đề khó khăn nhất của nhà quản lý.

Sau đây là 4 bước để quản lý có thể trực tiếp tương tác với nhân viên, giúp cho họ có thể nhận ra lỗi, biết cách sửa chữa và trở lại guồng quay vận hành của đội, tổ chức.

  1. Nói chuyện 1:1 và đưa ra phản hồi hiệu quả

Khi nhận được thông tin việc nhân viên làm việc tắc trách, điều đầu tiên nhà quản lý nên làm đó giữ bĩnh tĩnh và không nên khiển trách. Giữ cho mình cái đầu lạnh luôn mang đến hiệu quả cao, khi nhà quản lý có những tương tác riêng với nhân viên. Khi có nhân viên làm sai, nhà quản lý có thể khiển trách họ trước tập thể, nhưng sẽ không đạt hiệu quả bằng với việc nói chuyện riêng. Khi tương tác riêng, quản lý có thể phân tích lỗi cho nhân viên và đưa ra cách phản hồi mang tính khách quan, nói thẳng thắng mức độ thiệt hại và cách thức làm việc đang đi xuống của nhân viên. Sau đó, Quản lý đưa ra những cách để cải thiện hiệu suất, thay đổi cách làm mới, khích lệ tinh thần cho nhân viên. Qua cuộc trao đổi như vậy, vừa giúp nhân viên biết được lỗi sai của mình và cảm thấy được tôn trọng danh dự khi được tương tác riêng.

  1. Lắng nghe quan điểm của nhân viên

Giao tiếp luôn là cách tốt nhất để hai bên truyền đạt và lắng nghe được quan điểm của nhau. Chính vì thế muốn giải quyết được việc nhân viên làm việc kém hiệu quả, nhà quản lý nên biết được nguyên nhân vấn đề. Nhà quản lý nên tạo điều kiện cho nhân viên trình bày ra quan điểm của mình, lý do tại sao trong khoảng thời gian vừa qua lại tắc trách trong công việc. Trong giai đoạn này, nhà quản lý nên lắng nghe một cách trọn vẹn những thông tin nhân viên đang đưa ra, vì nhân viên đang “mở lòng” đưa ra những quan điểm, khúc mắc và mong muốn người cấp trên thấu hiểu được. Nhà quản lý lắng nghe được nhân viên sẽ tìm hiểu được nguyên nhân của vấn đề.

> Xem thêm: http://www.kynanghuanluyen.com/

  1. Đặt ra mục tiêu và giám sát

Khi đã hiểu được ngọn ngành nguyên nhân vấn đề của nhân viên, nhà quản lý cùng với nhân viên phân tích để giải quyết vấn đề đó và đưa ra mục tiêu rõ ràng để khắc phục. Quản lý nên hỏi nhân viên họ muốn cải thiện như thế nào, mục tiêu đưa ra có phù hợp với họ hay chưa. Nhà quản lý cùng nhân viên phác thảo ra một kế hoạch có quá trình, phương pháp cụ thể và cam kết thực hiện nó.

Sau khi thiết lập được mục tiêu, nhà quản lý hãy tiến hành giám sát, đảm bảo nhân viên đi đúng lộ trình mục tiêu đưa ra và nếu có những yếu tố bất ngờ xảy đến, nhà quản lý nắm bắt và cùng nhân viên giải quyết kịp thời.

>Xem thêm: http://www.leadershipskills.com.vn/

  1. Ghi nhận và khen thưởng

Sau khi hoàn thành được mục tiêu đưa ra, nhà quản lý nên có sự ghi nhận và khen thưởng đến nhân viên. Hai điều trên đến từ quản lý luôn mang lại lợi ích to lớn đến tinh thần của nhân viên. Bạn chỉ cần tiến đến và khen ngợi nhẹ nhàng với nhân viên cũng đã đủ giúp tinh thần của nhân viên đã trở nên phấn chấn hơn. Ngoài ra, đi đôi việc khen ngợi, quản lý nên ghi nhận những nỗ lực của nhân viên trong khoảng thời gian thực hiện mục tiêu. Khi quản lý khen thưởng sẽ thúc đẩy nhân viên tạo ra khát vọng và nỗ lực hơn để hoàn thành xuất sắc công việc.

Muốn biết thêm thông tin chi tiết: http://www.chuyengiahuanluyen.com/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *