Bên cạnh năng lực chuyên môn, để trở thành nhà quản lý tài ba trong sự phát triển của thế giới, kỹ năng mềm là yếu tố đóng vai trò then chốt.
Sau đây là 5 kỹ năng cần thiết và buộc người quản lý tương lai phải thành thạo.
1.Kỹ năng giao tiếp
Khi trở thành nhà quản lý, chắc chắn bạn phải thường xuyên gặp gỡ giao tiếp với mọi người (cấp trên, các quản lý cùng cấp, nhân viên, đối tác,…). Hãy tưởng tượng, khi bạn đảm nhiệm chức vụ quản lý và đang có tương tác với đối tác. Bạn lắp bắp, không nói tròn vành rõ chữ, rõ ràng ý kiến của bản thân. Liệu khách hàng có dám tin tưởng hợp tác với bạn hay không, khi bạn để lại “ấn tượng sâu sắc” đến họ. Không chỉ thế, khi giao tiếp trong tổ chức, bạn thiếu giao tiếp với đồng nghiệp, cấp trên. Chắc hẳn, bạn cũng biết mình sẽ trầy trật như thế nào.
Việc có kỹ năng giao tiếp sẽ mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho nhà quản lý. Bạn có được sự tự tin, xây dựng được hình ảnh chuyên nghiệp, nâng cao giá trị cá nhân trong các buổi tiếp xúc với đối tác hoặc trao đổi với cấp trên.
Những cuộc trao đổi, tương tác luôn mang con dao hai lưỡi, nó có thể mang lại lơi thế trong công việc, cuộc sống hay ngược lại đều phụ thuộc mức độ giao tiếp của bạn.
>Xem thêm: http://www.daotaogiangvien.vn/
2.Kỹ năng giao việc
Không ít nhà quản lý thường xuyên ôm đồm công việc, họ nghĩ rằng làm như vậy sẽ giám sát chặt chẽ tiến độ công việc. Hơn thế nữa, họ nghĩ việc ủy quyền giao nhiệm vụ cho nhân viên đó là hành động của người quản lý bất tài. Nhưng thực tế ngược lại, giao việc cho nhân viên là biểu hiện của nhà quản lý giỏi.
Tất nhiên, giao công việc cho nhân viên không phải điều dễ dàng thực hiện với nhà quản lý, Nhà quản lý phải hiểu rõ tính chất, yêu cầu của công việc có phù hợp với mỗi nhân viên dựa trên sở đoản – sở trường riêng từng người. Bằng cách giao việc hiệu quả, quản lý sẽ giảm tải những công việc không cần thiết và quan tâm giải quyết các vấn đề quan trọng hơn.
>Xem thêm: http://www.kynanghuanluyen.com/
3.Kỹ năng phản hồi
Phản hồi là một phần rất cần thiết trong quá trình giao tiếp hằng ngày cũng như môi trường công sở. Trước khi phản hồi một cách hiệu quả nhất đến với người đối diện, bạn phải quan sát tỉ mỉ, lắng nghe và hiểu được những luồng thông tin mà bản thân đang nhận. Từ đó, bạn mới có thể nêu ra được những điễm tốt và cần cải thiện hơn bằng ngôn ngữ hay phi ngôn từ.
4.Kỹ năng lập kế hoạch
Khi bạn còn đang “chân ướt, chân ráo” làm việc thì bạn có thể không cần lên kế hoạch chi tiết hằng ngày. Nhưng đã trở thành người quản lý của cả nhóm, đội, phòng ban, bạn phải lên bản kế hoạch rõ ràng, chi tiết. Từ bản kế hoạch đã lên, bạn mới phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong đội.
Để lên một bản kế hoạch hiệu quả, chi tiết, mang tính thiết thực cao, bạn cần nắm rõ mục tiêu hoạt động tổ chức và đội nhóm của mình. Khi nắm rõ được những thông tin cần thiết, bạn hoạch định kế hoạch dành cho mọi thành viên, song song với đó là những hành động cụ thể và mang tính thiết thực. Kế hoạch khi thực hiện sẽ gặp những sự cố, rủi ro nhưng nếu bạn sở hữu một bản chiến lược rõ ràng, có cả phương án dự phòng. Cùng với đó, bạn có nhạy cảm, tinh ý, ứng biến với sự thay đổi bất ngờ của môi trường xung quanh mang đến.
5.Kỹ năng truyền động lực cho nhân viên
Một người quản lý giỏi nên biết cách truyền tải năng lương cho nhân viên, biết cách tạo nên mối gắn kết bền chặt cho thành viên trong đội. Nếu bạn muốn xây dựng một tập thể gắn kết và ngày càng nâng cao kỹ năng chuyên môn. Bạn nên có những hành động như ghi nhân nỗ lực, phản hồi mang tính xây dựng, lời khen đúng lúc đến với nhân viên. Bạn nên tương tác và khuyến khích nhân viên đương đầu với khó khăn, không ngại thử thách được đưa ra
=> Xem thêm nhiều bài viết có thông tin hữu ích về người quản lý tương lai tại đây: http://coachingskills.vn/