03 SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TRAINING (ĐÀO TẠO) VÀ COACHING (HUẤN LUYỆN)

Tại các doanh nghiệp vừa và lớn, ngoài nhiệm vụ “dẫn dắt” đội ngũ hoàn thành mục tiêu, người Quản lý còn đảm nhận 2 vai trò quan trọng gồm: TrainingCoaching. Tuy nhiên, chúng ta vẫn hay nhầm lẫn hoặc quên lãng 1 trong 2 vai trò này dẫn đến việc năng lực và động lực làm việc của đội nhóm thường không ổn định. Để làm sáng tỏ 2 vai trò này, chúng tôi đưa ra 3 sự khác biệt rõ rệt giữa:

Nội dung bài viết:

TrainingCoaching

  1. Đối tượng thụ hưởng:

Đây là điểm làm rõ sự khác biệt cho việc Đào tạo hay Huấn luyện. Đào tạo là hoạt động giảng dạy các kỹ năng, kiến thức cụ thể giúp Học viên (người được training) hiểu và có thể sử dụng để làm việc. Hoạt động này dành cho những nhân viên mới, chưa có kinh nghiệm hoặc một quy trình, phương pháp hoạt động mới hoàn toàn tại doanh nghiệp.

Huấn luyện tạo điều kiện cho người khác suy nghĩ và tạo động lực giúp nhân viên chủ động thay đổi, phát triển kỹ năng. Giai đoạn này thường là hoạt động trong đào tạo. Quá trình huấn luyện được diễn ra khi nhân viên đã biết cách làm tuy nhiên, họ cần được kèm cặp, phản hồi từ Quản lý trực tiếp để kết quả tốt hơn.

cong-viec-cua-nha-quan-tri-trong-doanh-nghiep

  1. Hình thức thực hiện:

Ở hình thức Training, chúng ta thường tập trung nhiều Học viên tham gia, giao động từ 5 đến 25 người trên một lớp. Mục tiêu hướng đến việc đồng bộ các kỹ năng, kiến thức cho một nhóm đối tượng nhất định. Đây còn là cơ hội để các thành viên trong doanh nghiệp có cơ hội được tương tác và giao lưu cùng nhau.

Huấn luyện khác với Đào tạo, hoạt động này hướng vào từng cá nhân cụ thể và riêng biệt. Thông thường, hoạt động huấn luyện thường diễn ra tại doanh nghiệp, nơi làm việc, trong các buổi họp cá nhân.

  1. Thời gian thực hành kỹ năng:

Với các buổi Đào tạo, thời lượng giao động từ 2 đến 3 buổi, vì vậy thời gian thực hành thường. Tùy theo các phương pháp đào tạo sẽ khắc phục một phần nhược điểm này, tuy nhiên, để có thể vận dụng một cách thành thạo và chuyên nghiệp thì còn hạn chế. Các khóa Đào tạo thường hướng đến việc cung cấp các kỹ năng, kiến thức nền tảng cho học viên.

Huấn luyện là công cụ hiệu quả giúp nhân viên phát triển năng lực sau đào tạo. Cùng với việc kèm cặp và phản hồi, huấn luyện giúp nhân viên thay đổi tư duy, hành vi, gia tăng động lực làm việc hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.