Bài viết này giúp Quý Doanh nghiệp giữ chân nhân tài một cách hiệu quả với 07 lời khuyên mà VMP Academy tin rằng sẽ mang lại rất nhiều giá trị.
Nhiều doanh nghiệp muốn vận hành tốt nhưng chưa thực sự quan tâm đến việc đào tạo nhân tài, trong khi đó lại là yếu tố quan trọng nhất. Chỉ khi có những người tài thì mới làm ra được chiến lược kinh doanh, giá trị cốt lõi, kế hoạch tài chính hoặc sản phẩm, từ đó mang đến thành tựu lớn. Vậy, đâu là những việc cần làm giúp các nhà quản lí giữ chân nhân tài hiệu quả?
Nhân tài là yếu tố cốt lõi của một doanh nghiệp
Con người là yếu tố vô cùng quan trọng của một doanh nghiệp, nhưng công ty thường chỉ tập trung đến sản phẩm và khách hàng. Họ quên đi một điều là bản thân nhân viên giỏi sẽ đóng góp công sức lớn đến thành tựu của công ty.
Dưới đây là 07 lời khuyên giúp giữ chân nhân tài hiệu quả nhất:
01. Khuyến khích họ xác định lại mục tiêu công việc
Nhân viên giỏi là những người luôn đặt ra mục tiêu phấn đấu mới và thường có các đòi hỏi cao trong công việc. Do vậy, việc giữ họ lại công ty là điều không đơn giản.
Các nhà quản lí làm gì để giữ chân họ? Doanh nghiệp có thể chưa thăng chức cho họ vì thiếu vị trí trống hoặc không thể tăng lương vì ngân sách eo hẹp. Khi đó hãy bù đắp bằng việc khuyến khích họ xác định lại mục tiêu công việc mới. Từ đó phát huy tìm năng theo định hướng của bản thân, nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu từ công ty.
Trước hết, hãy ngồi lại với nhân viên để hiểu được nguyện vọng, định hướng từng tháng, năm của họ. Sau đó hãy cùng nhân viên xác định lại mục tiêu hướng đến để họ không cảm thấy cô đơn trong công việc. Việc này tạo được động lực tích cực cho nhân viên từ đó mang lại hiệu suất cao.
02. Thiết kế giờ làm việc linh động
Bất kì ai cũng muốn được chủ động về thời gian, điều này mang đến một cảm giác thoải mái, sản khoái. Nhân viên đi làm cũng vậy. Họ không thích bắt buộc ngày nào cũng phải làm tám tiếng. Họ muốn tự làm chủ thời gian công việc của mình.
Các nhà quản lí cần xem xét từ đó thiết kế giờ làm việc linh động phù hợp cho nhân viên nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành công việc tốt nhất. Việc này giúp nhân viên rèn luyện tính tự lập với bản thân và công việc tốt hơn. Hãy mở ra cuộc thăm dò ý kiến để xem nhân viên của bạn muốn chủ động về thời gian như thế nào, nhưng phải luôn nhớ vẫn đảm bảo được yêu cầu công việc.
03. Đừng tiết kiệm những lời khen và khích lệ
Một lỗi lớn mà nhà quản lí thường mắc phải khi nhân viên gặp các sai phạm là liên tục dùng những lời lẽ phê bình và chỉ trích. Họ cứ mặc định tất cả trách nhiệm là của nhân viên. Nhưng thực tế, chỉ có những lời khen mới tạo được tinh thần, nguồn động lực cho nhân viên của họ.
Hãy bỏ ngay đi cái khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên, thay vào đó là sự động viên, đồng cảm. Đồng thời, dùng những lời khen để tạo năng lượng tích cực cho nhân viên. Nếu công ty có kinh phí, nên tặng những phần thưởng nhỏ sẽ mang lại sự khích lệ cho nhân viên.
04. Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh
Mỗi nhân viên giỏi đều có những tìm năng rất lớn, nhiều nhân tài sẽ tạo nên một môi trường làm việc cạnh tranh. Nhưng không phải tất cả các nhân viên đều cạnh với nhau bằng cách lành mạnh.
Điều mà các doanh nghiệp cần làm là tạo ra một môi trường cạnh tranh nhưng phải lành mạnh. Hãy tạo ra nơi làm việc có tính chất thi đua để nhân viên thể hiện được năng lực thực sự của mình. Nhưng việc cạnh tranh buộc mỗi cá nhân phải nỗ lực hết sức để chứng minh thực lực, từ đó mang lại sự phát triển cho tập thể.
05. Hiểu nhân viên như khách hàng của mình
Tất cả doanh nghiệp đều cố gắng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng để từ đó bán thành công sản phẩm, làm dịch vụ cho thật hài lòng với yêu cầu. Nhưng quên đi một “khách hàng” vô cùng quan trọng đang ở trong chính hệ thống của bạn đó chính là nhân tài.
Ngày nay, ngoài yếu tố phù hợp với công việc, người lao động cũng đòi hỏi được một môi trường làm việc vui vẻ, hạnh phúc. Từ đó, có tinh thần làm việc tốt, hứng thú với môi trường để cùng công ty gắn bó lâu dài. Vì vậy, các nhà quản lí hãy hiểu nhân viên như khách hàng của mình.
06. Đa dạng hoá phúc lợi nhân viên
Để nhân viên có quyết định gắn bó lâu dài với công ty hay không thì yếu tố phúc lợi quan trọng hơn hết. Không ít nhà quản lí cứ nghĩ ngay đến kinh phí nhưng thật ra có rất nhiều cách không tốn kém mà vẫn đảm bảo giữ chân nhân viên hiệu quả.
Cân bằng cuộc sống và công việc là điều quan trọng đối với nhân viên ở bất kì độ tuổi nào. Hãy cung cấp thời gian nghỉ phép cho các vấn đề gia đình của nhân viên. Việc này giúp nhân viên có một khoảng thời gian giải quyết được vấn đề của gia đình mà không bị phạt với hình thức kỷ luật nào. Điều này sẽ giúp nhân viên thấy rằng nhà quản lí chú ý và quan tâm đến gia đình của họ.
Ngoài ra, các nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng hơn với những nơi làm việc họ không cần phải suy nghĩ đến vấn đề ăn uống. Do đó, một trong những phúc lợi hấp dẫn để giữ chân nhân viên chính là việc các nhà quản lí quan tâm đến vấn đề ăn uống.
Tips hay: Khai phá tiềm năng chưa bộc lộ của nhân viên
07. Công tâm và công bằng trong công việc
Tại sao một nhà quản lí cần phải luôn công tâm trong công việc? Nếu làm nhân viên của một quản lí làm việc đối phó, không mục đích, định hướng cụ thể cho công việc, bạn có muốn tiếp tục? Hãy đặt mình vào vị trí của nhân viên từ đó là một nhà lãnh đạo công tâm.
Tất cả nhân viên đều chẳng ai thích một môi trường làm việc thiên vị. Điều họ cần là được làm công việc một cách cạnh tranh công bằng. Công bằng trong việc phân chia công việc, lương, thưởng, thái độ được đối xử như nhau. Hãy giữ chân nhân viên bằng tinh thần, hành động của một nhà quản lí công bằng. Ở trên là 07 lời khuyên chân thành để giữ chân nhân tài. Ngoài ra, nếu Quý Doanh nghiệp mong muốn tham khảo MẪU TRAINING ROADMAP + ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO CHUẨN TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA hoàn toàn miễn phí, hãy liên hệ Hotline: 1800.6981.