Onboarding – chuỗi đào tạo hội nhập là 1 hoạt động nổi bật mà các công ty hàng đầu thường xuyên tổ chức để chào đón và đào tạo nhân viên mới. Đây cũng là lý do khiến nhân viên của họ hòa nhập nhanh chóng với môi trường và văn hóa của công ty. Vậy cụ thể Onboarding là gì? Khi nào nên triển khai Onboarding? Quy trình tổ chức Onboarding như thế nào? Tất cả sẽ được cập nhật cụ thể tại bài viết này.
1. Onboarding – chuỗi đào tạo hội nhập là gì?
Onboarding là một thuật ngữ đề cập đến một chuỗi các hoạt động giới thiệu về công ty cho đội ngũ nhân viên mới. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần trang bị cho nhân viên những công cụ và thông tin cần thiết để giúp họ hòa nhập nhanh chóng với môi trường làm việc.
Có rất nhiều hoạt động diễn ra trong quá trình này, ví dụ như: tham quan doanh nghiệp, làm quen với đồng nghiệp, đào tạo về lịch sử của công ty, chia sẻ từ những vị lãnh đạo thành công, tầm nhìn và định hướng kinh doanh…
Tựa chung, tất cả các hoạt động trên đều nhằm mục đích giúp nhân viên cảm thấy thoải mái trong môi trường mới và bước đầu xây dựng tinh thần học tập chủ động. Các hoạt động này cần được tiến hành theo từng bước và phải có lịch trình, kế hoạch cụ thể để triển khai Onboarding hiệu quả.
2. Bước đệm để xây dựng tinh thần học tập chủ động
Tinh thần học tập chủ động là đích đến mà mọi doanh nghiệp đều mong muốn nhân viên có thể sở hữu, và Onboarding – chuỗi đào tạo hội nhập chính là tiền đề quan trọng để xây dựng nên tinh thần này. Khi tham gia Onboarding, nhà quản lý cần phải khuyến khích nhân viên hình thành thói quen chủ động đặt câu hỏi và chia sẻ và kiến thức, kinh nghiệm của bản thân.
Bên cạnh đó, Onboarding còn có nghĩa là tạo ra một nền văn hóa doanh nghiệp gắn bó chặt chẽ với nhau, bao gồm các nhân viên mới và khiến họ cảm thấy mình là một phần của công ty ngay lập tức. Điều này cũng có giá trị tương đương với việc đào tạo đúng cách bởi vì khi nhân viên hòa nhập với doanh nghiệp một cách chậm chạp và thụ động sẽ không thể hiện hết khả năng của mình, làm giảm năng suất công việc.
Ngoài ra, Onboarding cũng đem lại nhiều lợi ích khác như:
- Giúp nhân viên mới xây dựng mối quan hệ với đội ngũ
- Tạo niềm tin và sự tin cậy
- Là động lực thúc đẩy nhân viên và giữ chân họ
- Tiết kiệm chi phí đào tạo
Có thể bạn quan tâm: 05 “thời điểm vàng” giúp nhà quản lý tạo nên văn hoá học tập, chia sẻ trong tổ chức
3. Onboarding có phải là Orientation?
Sẽ có nhiều người nhầm lẫn hai khái niệm về Onboarding và Orientation, hoặc coi chúng là một. Tuy nhiên, trên thực tế thì Orientation chỉ là một hoạt động trong Onboarding – chuỗi đào tạo hội nhập.
Cụ thể, Orientation – buổi đào tạo định hướng cung cấp những thông tin về chính sách, quy định, phúc lợi,… của doanh nghiệp. Thường thì hoạt động này chỉ diễn ra trong 1 hoặc 2 buổi.
Còn Onboarding là cả một quá trình dài hơi hơn, bao gồm nhiều hoạt động hơn. Một số lưu ý khi tổ chức Onboarding là:
- Các chính sách và phúc lợi phải rõ ràng, cụ thể
- Văn hóa của doanh nghiệp phải được chia sẻ
- Theo dõi và đánh giá thường xuyên quá trình Onboarding
- Đảm bảo nhân viên nắm rõ vai trò và nhiệm vụ của mình
4. Cần bao nhiêu thời gian cho Onboarding – chuỗi đào tạo hội nhập
Không có thời gian cụ thể cho quá trình này, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng thời gian thích hợp là từ 3 tháng và cao nhất là 1 năm. Điều này nhằm đảm bảo nhân viên sẽ có đủ nguồn lực cần thiết để tìm hiểu công ty, được đào tạo nội bộ và cảm thấy thoải mái khi thực hiện công việc của họ như mong đợi.
Khi kết thúc quá trình Onboarding, quản lý trực tiếp cần hỗ trợ nhân viên lên kế hoạch để định hướng sự nghiệp trong tương lai, đồng thời đưa ra những đánh giá giúp nhân viên có cái nhìn tổng quan về những gì mình đạt được.
Tổng kết
Onboarding – chuỗi đào tạo hội nhập là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành nhận thức của đội ngũ nhân viên mới về công ty và tạo cơ sở giúp họ xây dựng văn hóa học tập và chia sẻ chủ động trong doanh nghiệp.
Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ về Onboarding và có kế hoạch cụ thể để triển khai hoạt động này.