03 xu hướng quản trị doanh nghiệp hiện đại

Môi trường kinh doanh thay đổi từng giờ, từng ngày, có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp cũng như nhân viên. Nếu doanh nghiệp không biết thích nghi với sự thay đổi, chắc chắc không sớm thì muộn, tổ chức sẽ bị đào thải khỏi thương trường. Trong bài viết này, VMP mang đến cho bạn 3 xu hướng quản trị đang được nhiều tổ chức trên thế giới cũng như các doanh nghiệp Việt theo đuổi.

  1. Trao quyền cho nhân viên

Từ trước đến nay, chúng ta thường thấy các doanh nghiệp sẽ vận hành theo mô hình  phân cấp truyền thống và với những nơi có cách hoạt động này thường hay xảy ra vấn đề như thiếu gắn kết, cạn kiệt ý tưởng. Nguyên nhân chính là bởi mọi quyền hành quyết định đều phải có sự can thiệp của người đứng đầu. Nhân viên chỉ việc nghe theo mệnh lệnh như cỗ máy và thực hiện nhiệm vụ vì lợi ích cá nhân. Điều này tạo nên khoảng cách giữa nhân viên – cấp trên.

Với trao quyền, nhân viên sẽ tự làm chủ và thực hiện công việc đúng với kỹ năng bản thân. Đây là một cách thức quản trị không dễ để thực hiện ở nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu có một cơ chế hợp lý, chính sách tốt, đây sẽ là cách để giữ chân nguồn nhân lực và trở thành một thỏi nam châm hút thu hút nhân tài.

Kỹ năng tạo động lực

2.      Phản hồi về công việc

Với vai trò của một nhà quản lý, cần phải sớm đưa ra phản hồi sau khi nắm được tiến độ và tình hình công việc của nhân viên. Điều này sẽ giúp nhà quản lý với nhân viên thống nhất mục tiêu và định mức công việc. Đồng thời, khi phản hồi sớm còn giúp nhà quản lý phát hiện và xử lý kịp thời những sai sót của nhân viên.

nhà quản lý cùng với nhân viên cần có sự phân biệt phản hồi – đánh giá. Đánh giá công việc liên quan đến việc ghi nhân và khen thưởng. Còn phản hồi công việc là cung cấp hay đưa ra những lời góp ý mang tính xây dựng khi hoạt động đang diễn ra.

Để phản hồi đạt được hiệu quả tối ưu, không chỉ nhà quản lý phải làm, nhân viên cũng cần thức hiện tương tự. Nhân viên nên trực tiếp trao đổi feedback (phản hồi) đến cấp trên. Làm như thế sẽ cải thiện được quá trình thực hiện công việc và tạo tính liên kết giữa cấp trên – nhân viên. Với nhân viên nhân được phản hồi là một điều quen thuộc, tuy nhiên đối với cấp trên sẽ khó khăn lúc đầu thực hiện. Đây cũng là lý do cấp trên nên trang bị cho mình kỹ năng phản hồi để cho hay nhận thông tin nhân viên.

Xem thêm thông tin về kỹ năng huấn luyện và kèm cặp: http://www.kynanghuanluyen.com/

 

3.      San sẻ trách nhiệm giải quyết khó khăn

Giống như cách thức quản trị trao quyền, hình thức san sẽ trách nhiệm với nhau và đưa ra phương án giải quyết sẽ cho phép nhân viên trình bày sáng kiến của mình. Đây là cách thức tạo nên sự ràng buộc về tinh thần trách nhiệm với toàn bộ nhân viên trong tổ chức. Mọi người đều có quyền lợi công bằng được phát biểu ý kiến và chia sẻ thông tin, cùng nhau đưa ra cách giải quyết tốt nhất. Hình thức quản trị này sẽ giúp nhân viên mang nhiều ý tưởng và khuyến khích sự sáng tạo. Bởi vì mỗi người sẽ có những cách suy nghĩ và góc nhìn vào một sự việc theo nhiều hướng khác nhau. Và cách họ xử lý các vấn đề cũng không giống nhau.

Và một đều dĩ nhiên, khi giải quyết một vấn đề có góp mặt của nhóm sẽ giúp giải quyết sự cố nhanh hơn thay vì một mình. Để thực hiện hình thức này một cách thành công, cấp trên cần dành niềm tin đến nhân viên, có những chính sách khuyến khích sự sáng tạo. Đồng thời nhân viên cũng chủ động trau dồi khả năng tư duy và mạnh dạn trình bày ý kiến của bản thân.

Hãy tìm hiểu thêm về những điều hữu ích góp phần nâng cao kỹ năng quản lý và cách vận hành công việc: http://coachingskills.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *