PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ KHÓA HỌC HIỆU QUẢ VỚI 5D MODEL – BIOMEDIC

5D Model là mô hình thể hiện quy trình thiết kế khóa học giúp người phụ trách đào tạo có thể tiết kiệm thời gian hơn trong quá trình thiết kế tài liệu, khóa học. Đây cũng là một trong những nội dung của khóa đào tạo trực tuyến “Phương pháp Thiết kế Khóa học” do VMP hợp tác cùng Công ty Cổ phần Vật tư Khoa học và Công nghệ sinh học Biomedic tổ chức vào ngày 21/08/2021 với sự tham gia của 30 anh chị quản lý tại doanh nghiệp.

Khóa đào tạo phương pháp thiết kế khóa học
Khóa đào tạo phương pháp thiết kế khóa học

Quy trình, phương pháp thiết kế khóa học – 5D Model

Trong khóa học, Chuyên gia Phan Hữu Lộc có đề cập đến 5 bước để xây dựng chương trình đào tạo, bao gồm: Define outcomes, Design Outline, Develop materials, Deliver course, Document review, cụ thể: 

Quy trình thiết kế khóa học 5D Model
Quy trình thiết kế khóa học 5D Model

 

Bước 1: Define outcomes – Xác định được mục tiêu khóa học

Ở bước đầu trong mô hình phương pháp thiết kế khóa học đề cập tới việc xác định mục tiêu khóa học, hay nói cách khác là kết quả nhận được sau khóa học. Cũng trong bước này, Chuyên gia Phan Hữu Lộc có đề cập đến mô hình GAP Model giúp học viên có thể dễ dàng hơn trong việc xác định nhu cầu, mục tiêu.

GAP Model

  • Goal – Mục tiêu/ mong muốn đạt được?.
  • Action – Hành động cần thay đổi để tốt hơn?.
  • Programs – Những nội dung nào cần có trong khóa học?

Bước 2: Design Outline – Soạn đề cương cho khóa học

Sau khi đã xác định được mục tiêu khóa học, bạn sẽ tiến hành lập đề cương. Theo chuyên gia PHL, các thành phần trong đề cương bao gồm:

  • Tên khóa học – Training Course

Tên khóa học phải ngắn gọn, rõ ràng và theo sát nội dung mà bạn sẽ mang đến cho học viên

  • I – Giới thiệu ( Introduction )

Giới thiệu tổng quan về khóa học để học viên có thể hình dung được những gì mà họ sẽ học, trải nghiệm trong khóa học này.

  • V – Giá trị của khóa học (Value)

Đưa ra những giá trị mà học viên sẽ nhận được sau khi hoàn thành khóa học. Đây là thành phần rất quan trọng, quyết định đến sự tham gia của học viên, vì vậy khi thiết kế khóa học, các Trainer cần chú ý phần này.

  • M – Phương pháp (Methods)

Những hoạt động và phương pháp chủ yếu:

  • Thảo luận/ Thực hành/ Diễn vai…
  • Learning by Doing 3V (đặt tên riêng và mô tả)
  • 70% thực hành + 20% kèm cặp + 10% lý thuyết
  • P – Nội dung khóa học (Programs)

Nội dung khóa học là cái thành phần cốt lõi. Vì vậy trong quá trình thiết kế cần tóm gọn kiến thức, đưa ra những công cụ, mô hình giúp học viên dễ dàng ghi nhớ và tiếp thu.

Bước 3: Develop materials – Phát triển tài liệu và các công cụ hỗ trợ

Ở bước này, Chuyên gia Phan Hữu Lộc có nhấn mạnh để phát triển tài liệu và các công cụ hỗ trợ, trong quá trình thiết kế tài liệu, bạn cần lưu ý các nguyên tắc:

  • Nguyên tắc 1: Rõ ràng

Trong quá trình thiết kế khóa học, nội dung của bạn phải có cấu trúc, rõ ràng để người học có thể tiếp nhận nó một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.

  • Nguyên tắc 2: Giản hóa

Theo nguyên tắc này, trong bất kì tài liệu của khóa học nào, bạn cũng cần đơn giản hình ảnh, hiệu ứng, màu sắc bởi cái cốt lõi chính là phần nội dung chứ không phải các yếu tố này.

  • Nguyên tắc 3: Không dùng quá nhiều chữ trong 1 slide

Việc sử dụng quá nhiều chữ trong 1 slide sẽ dễ làm mất đi thông điệp chính của bài viết, hay nội dung mà bạn muốn đề cập đến. Vì vậy đối với một slide dùng để thiết kế khóa học cần đơn giản và xúc tích.

  • Nguyên tắc 4: Kích thước chữ

Đối với một slide thiết kế thông thường, sẽ đáp ứng 2 tiêu chí sau: Tiêu đề sẽ được set ở kích thước 36 và nội dung sẽ có kích thước 28

  • Nguyên tắc 5: Màu sắc

Sử dụng màu sắc hài hòa, có độ tương phản phù hợp giữa các thành phần trong ảnh để người xem không bị rối.

  • Nguyên tắc 6: Highlight

Đối với những thông tin tạo điểm nhấn, hãy làm nổi bật chúng bởi đó là thành phần thu hút sự chú ý của học viên.

 

  • Nguyên tắc 7: Sử dụng biểu đồ

Thay vì sử dụng một bảng số liệu khô khan, hãy biến nó thành một biểu đồ để thể hiện sự khoa học và chuyên nghiệp.

Bước 4: Deliver course – Kế hoạch giảng dạy và chuẩn bị

Ở bước này, chuyên gia PHL đề cập đến mẫu kịch bản mở đầu tạo ảnh hưởng đối với học viên. Mẫu này gồm các bước theo trình tự:

  • 1 Hello – Xin chào các bạn!
  • 2 Intro – Tôi là…, tôi có ….năm kinh nghiệm trong lĩnh vực….. Hôm nay tôi cảm thấy rất hào hứng khi được chia sẻ với các bạn về………….
  • 3 Value – Sau chương trình này chúng tôi sẽ mang đến cho các bạn những giá trị sau: …
  • 4 Methods – Để lớp học hiệu quả/ để các bạn nhận được nhiều giá trị (Value) từ chương

trình, thì chúng ta sẽ có một số quy ước / thỏa thuận về phương pháp cho khóa

đào tạo như sau: …

  • 5 Programs – Các bạn đã sẵn sàng bước vào nội dung của chương trình chưa?. Tôi xin giới thiệu nội dung chúng ta sẽ đồng hành gồm:….phần: …

Bước 5: Document review: Mẫu đánh giá và đo lường hiệu quả đào tạo

Ở bước này, học viên cần chú ý đến các mức độ đánh giá hiệu quả sau đào tạo. Theo Chuyên gia PHL, các mức độ này bao gồm:

  • Phản ứng (Reaction) – Khảo sát ngay sau đào tạo xem mức độ hài lòng của Học viên
  • Học tập (Learning) – Thực hiện bài test trước và sau khóa để đo lường mức độ thay đổi kiến thức
  • Hành vi (Behavior) – Định lượng sự thay đổi hành vi của Học viên sau vài tháng đào tạo; 
  • Kết quả (Results) – Đo lường sự thay đổi của hiệu suất, tỷ lệ nghỉ việc,… sau một khoảng thời gian làm việc.

Tham khảo thêm: Dịch vụ thiết kế lộ trình đào tạo – VMP

Tạm kết

Thông qua bài viết này, chắc hẳn bạn đọc đã có được cái nhìn tổng quan về khóa đào tạo trực tuyến Phương pháp thiết kế khóa học cũng như những phương pháp giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thiết kế tài liệu. Để tham khảo thêm về khóa học cũng như đăng ký tham dự khóa học này cùng Chuyên gia Phan Hữu Lộc, vui lòng xem thêm tại đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *