KỊCH BẢN GIẢNG DẠY THEO CẤU TRÚC 3P | Train The Trainer và Fsoft

3P là cấu trúc phân loại các dạng nội dung trong giảng dạy. Theo đó 3P là viết tắt của Problem – Xử lý vấn đề; Presentation – Lý thuyết, Practice – Thực hành. Bài viết này giúp bạn nắm được kịch bản giảng dạy cho từng loại nội dung thuộc 3P. Đây cũng là nội dung được chia sẻ với các anh chị phụ trách đào tạo thuộc công ty FPT Software tại khóa Train The Trainer ngày 31/08/2021 vừa qua.

Kịch bản giảng dạy lý thuyết – Presentation

Kịch bản giảng dạy lý thuyết 05 bước.
Kịch bản giảng dạy lý thuyết 05 bước.

Để giảng dạy các nội dung mang tính lý thuyết, nhà phụ trách đào tạo làm theo 05 bước sau:

Bước 1 – Dẫn nhập: Để…/Nhằm… chúng ta sẽ đến với nội dung sau đây

Nhà phụ trách đào tạo chỉ cần điền vào dấu 3 chấm nội dung mà mình muốn truyền tải. Ví dụ, Để có thể trở thành một Trainer xuất sắc, chúng ta sẽ đến với nội dung sau đây.

Bước 2 – Giới thiệu nội dung: Nội dung này gồm … phần

Tương tự, chỗ trống sẽ là số lượng nội dung mà bạn muốn truyền đạt đến cho người học. Khi thống kê số lượng nội dung, cần đảm bảo quy tắc 5+/-2 (tối thiểu 3, tối đa 7 nội dung).

Bước 3 – Trình bày nội dung (W-W-H)

WWH là viết tắt của what, why, how. Theo đó, nhà phụ trách đào tạo trình bày nội dung ở bước này như sau: Nội dung này mang tên là… Tại sao chúng ta cần học nội dung này, đó là vì… và phương pháp chúng ta cần thực hiện nó là…

Bước 4 – Củng cố kiến thức: Tóm lại chúng ta đã…

Ở bước này, phụ trách đào tạo có thể điểm sơ lại những đề mục hoặc ý chính đã nêu bằng cách điền vào chỗ trống. Lưu ý ở bước này bạn cũng có thể hỏi ngược lại học viên đang ngồi nghe để họ trả lời. Việc cho học viên tương tác giúp họ thay đổi trạng thái, tập trung hơn và việc nói lại giúp họ nhớ bài hơn (theo tháp mức độ ghi nhớ, 90% kiến thức học được thông qua việc chia sẻ dạy lại).

Bước 5 – Hướng dẫn tự học: Để hiểu rõ hơn….

Phụ trách đào tạo có thể đưa ra các phương pháp hoặc công cụ để học viên có “manh mối” để tìm hiểu sâu hơn về các kiến thức đã chia sẻ. 

Kịch bản giảng dạy thực hành – Practice

Kịch bản giảng dạy thực hành - Practice
Kịch bản giảng dạy thực hành – Practice.

Để dạy thực hành, giảng viên nội bộ cũng cần phải đi qua 05 bước như sau:

Bước 1 – Dẫn nhập: Để…/Nhằm

Bước này tương tự với bước 1 ở kích bản giảng dạy lý thuyết.

Bước 2 – Hướng dẫn ban đầu: Tôi sẽ hướng dẫn các bước như sau

Nhà phụ trách đào tạo nêu từng bước để có thể thực hiện một công việc cụ thể để học viên có thể mường tượng được mình nên làm như thế nào và trình tự ra sao. Ví dụ, bạn muốn uống nước, đầu tiên bạn cần có một chai nước, sau đó mở nắp chai và cuối cùng là đưa lên miệng uống. Vậy chúng ta có 3 bước để thực hiện được công việc này.

Bước 3 – Làm mẫu: Các bạn xem tôi làm mẫu…/ví dụ

Giảng viên nội bộ sẽ trực tiếp thị phạm cách làm cho học viên và sau đó để học viên tự làm theo. Lưu ý hãy chừa ra một khoản thời gian để học viên có thể thực hành theo, khi họ thực hành, trải nghiệm thử và sai họ sẽ nhớ lâu hơn.

Bước 4 – Phản hồi: Vừa rồi bạn cảm thấy thế nào?

Khi học viên làm xong, hãy hỏi cảm nhận của họ sau đó bạn sẽ nói như thế này: “Đúng rồi! Tôi quan sát các bạn đang làm đúng ABC và các bạn nên điều chỉnh thêm DEF nữa là xuất sắc”. Việc phản hồi tích cực sẽ giúp nâng cao tinh thần của học viên và truyền động lực để họ tiếp tục thực hành tốt hơn.

Bước 5 – Hướng dẫn tự luyện tập: Để giúp các bạn vận dụng… tôi để nghị…

Nhà phụ trách đào tạo hướng dẫn cho học viên phương pháp tự luyện tập thêm (nếu có).

Kịch bản xử lý vấn đề – Problem

Trainer Phan Hữu Lộc đang thị phạm về kịch bản xử lý vấn đề - Problem
Trainer Phan Hữu Lộc đang thị phạm về kịch bản xử lý vấn đề – Problem

Đơn giản hơn hai kịch bản nêu trên, kịch bản xử lý vấn đề chỉ gồm 03 bước:

Bước 1 – Nêu vấn đề

Phụ trách đào tạo có thể tự nêu vấn đề hoặc hỏi học viên về vấn đề mà họ đang gặp phải theo cấu trúc: Có phải vấn đề là…/Tôi đang có một vấn đề…

Bước 2 – Tìm nguyên nhân

Sau bước nêu vấn đề, phụ trách đào tạo để học viên của mình tự nêu nguyên nhân bằng cách đặt câu hỏi cho họ và xử dụng phương pháp brainstorming để thu thập ý kiến.

Bước 3 – Biện pháp xử lý

Tương tự như bước 2 nhưng để học viên tìm ra biện pháp xử lý.

Trainer Phan Hữu Lộc cũng thị phạm cách sử dụng kịch bản xử lý vấn đề tại khóa Train The Trainer như sau: “Hôm nay tôi có một vấn đề là chai nước của mình bị lủng, tôi cũng chưa biết nguyên nhân tại sao nó lại bị như vậy. Bây giờ nhờ các bạn tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp”. Hoặc “Anh chị gặp tình trạng giảng dạy nhưng học viên không hồi đáp, nguyên nhân có thể là mạng của họ bị vấn đề, biện pháp của anh chị là hãy kiểm tra tín hiệu kết nối internet từ phía học viên”.

Tạm kết về kịch bản giảng dạy theo cấu trúc 3P

Trên đây là chi tiết về 03 kịch bản giảng dạy theo 03 nội dung khác nhau thuộc cấu trúc 3P. Hy vọng những đúc kết trên đây có thể giúp anh chị phần nào ôn tập lại nội dung được chia sẻ trong khóa học. Tin rằng anh chị sẽ sớm áp dụng thành công các kịch bản này trong công việc giảng dạy của mình.

Khóa Train The Trainer 3+ là chương trình đào tạo Giảng viên nội bộ thành công và lâu đời nhất được chứng nhận bởi VMP Academy, tập trung 70% cho việc hướng dẫn thực hành từng bước, “cầm tay chỉ việc” giúp học viên có thể hiểu đúng và làm được sau khóa học.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.