Với cương vị là nhà quản lý, bạn có bao giờ nhận ra lý do tại sao cứ gần đến thời điểm cuối năm thì bạn nhận được rất nhiều lá thư xin nghỉ việc của nhân viên với đủ các lý do như : thay đổi môi trường, có kế hoạch học tập riêng, bận việc gia đình…và hàng tá lý do khác . Dường như những lý do này có vẽ rất hợp lý nhưng một sự thật là rất nhiều nhân viên đến với công ty vì mức lương, mức đãi ngộ nhưng khi họ vứt áo ra đi thì có tới 90% nguyên nhân từ người “SẾP”. Vậy những lý do thật sự khó nói khiến nhân viên quyết định nộp đơn xin nghỉ việc là gì?. Dưới đây là cảm nhận của chị Bích Thủy học viên khóa học coaching skills as manager
“SẾP RẤT TỐT, NHƯNG EM RẤT TIẾC”
Nếu bạn đang làm sếp và có một ngày nhân viên bạn nộp cho bạn tờ A4 rồi kèm theo câu trên bạn đừng vội vui mừng rồi tự dối lòng rằng: “Ok, fine, mình là sếp tốt” nha.
Bớt giỡn đi hen. Họ đang nói dối đấy. Vì nếu bạn tốt thật sự thì họ đã không ra đi. Lý do các kiểu như: thay đổi môi trường, có kế hoạch học tập riêng, bận việc gia đình… chỉ là hàng tỉ lý do phụ họa mà thôi.
Nhân viên không rời bỏ công ty, họ rời bỏ lãnh đạo của mình đó mới là lý do chính. Cái nì hem phải tui nói mà có khảo sát hẳn hoi, nghe đâu là hơn 90% nhân viên nghỉ việc hem phải vì công việc mà vì SẾP. Vì sao ư? Kể ra thì chắc hàng tỉ lý do các kiểu luôn đấy. Nhưng chắc chắn có một sự thật là vì SẾP quá “giỏi”. Vì SẾP “quá giỏi” nên thường hem cho nhân viên quyền được NÓI thật, NGHĨ thật và được LÀM thật (phải thật hết nha, chứ không tính kính thưa các loại giả dối vô đây). Kết quả là SẾP “giỏi” quá nên sếp tự làm hết luôn cho chúng em “phẻ”. Sếp tự hào và hãnh diện vô đối rằng mình là một Mr/Mrs Know all (Biết tuốt) mà quên rằng vô tình rơi vào tròng “lãnh lương sếp, nhưng mần luôn cả việc sếp lẫn nhân viên”. Đã vậy tự hào hỏi nhân viên: “Tụi em thấy anh/thấy chị sao? Hay quá? Giỏi chưa”. Túm lại chả biết ai là sếp, kẻ nào là nhân viên luôn.
Sự thật thứ hai là sếp như các “nút chặn cổ chai” ấy. Sếp 10 thì nhân viên 8, 9. Sếp có 5 thì nhân viên 2, 3. Nhân viên muốn phát triển lên 4, 5 rồi mà sếp vẫn chỉ dừng lại ở nút 5, 6 và không chịu tự tháo nút thắt cổ chai thì tất yếu nhân viên sẽ “đập chai” bơi đi tìm chai khác. Người ta có câu “thái độ quyết định độ cao của một người”, bởi vậy, SẾP ơi, đừng “chết” ở cái thái độ.
Vạn vật ở đời này nhờ ánh mặt trời chiếu rọi mà trở nên tươi đẹp. Con người đều phải được bồi dưỡng, hun đúc mà có được phẩm chất tốt đẹp hơn. Không chỉ nhân viên phải luôn ý thức được mình “xấu và không ngừng phấn đấu” mà kể cả sếp cũng vậy. Phải thời thời khắc khắc nhắc nhở bản thân tu dưỡng để trở thành một người sếp có “võ công thượng thừa” và một tấm lòng cao quý.
Cảm ơn anh Phan Huu Loc và ekip VnTrainer – Nhà Đào Tạo Việt Nam, Kim Mi Nhon đã cho Thủy 2 ngày trải nghiệm chương trình Coaching Skills. Chương trình đã đem lại nhiều bài học ý nghĩa. Thủy đã học được rất nhiều kỹ năng và những chia sẻ có giá trị cho mình, nhưng tâm đắc nhất vẫn là 4 mô hình về coaching và 2 công thức phản hồi có tên gọi độc, lạ: ANH IM ĐI (AID) và KHÁM PHÁ ĐÀN BÀ (KFDB). Bật mí nho nhỏ là 2 công thức này hem chỉ áp dụng được trong công việc với sếp, nhân viên mà dành cho chị em nào muốn “coach” luôn cả các quý ông chồng, người yêu các kiểu rất hiệu quả. Ngược lại, các quý ông mà học được 2 công thức này rồi phản đòn “coach” ngược lại các chị em cũng thú vị lắm.
Tự nhủ lòng, học xong phải áp dụng NGAY và LUÔN. Vậy nên, sắp tới, có ai tình nguyện làm “chuột bạch” thí nghiệm cho mình “coach” hay cần “bật mí” về 2 công thức kinh điển này, Thủy sẵn lòng chia sẻ, vì khi chia sẻ (dạy lại) thì cũng là cách để mình ôn lại, trải nghiệm lại.
Một lần nữa, chân thành cảm ơn anh Lộc, ê kíp và các bạn tham gia đồng hành khóa học Coaching Skills 2 ngày qua rất nhiều.
#TTUT, #Coachingskills, #VNtrainer.