Learner Analysis – Hiểu người học để tối ưu hóa đào tạo

Learner Analysis – phân tích học tập là một bước quan trọng trong quá trình thiết kế chương trình đào tạo. Cụ thể Learner Analysis là gì? Các thành phần chính là gì? Các bước thực hiện và ví dụ áp dụng như thế nào? Cùng khám phá ngay tại bài viết này nhé!

Nội dung thuộc Tips for trainer – Nơi giúp bạn thao túng tâm lý học viên.

Learner Analysis là gì?

Learner Analysis là gì?

Learner Analysis – phân tích hành vi người học là một bước quan trọng trong quá trình thiết kế chương trình đào tạo. Mục tiêu của Learner Analysis là tạo ra một bức tranh tổng thể về chân dung người học, từ đó giúp các nhà thiết kế đào tạo ID và LXD phát triển các chương trình học tập cá nhân hóa phù hợp và hiệu quả nhất.

Learner Analysis giúp đảm bảo rằng chương trình đào tạo được thiết kế đúng đối tượng, nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp với nhu cầu học tập, đặc điểm của người học. Việc này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả học tập mà còn gia tăng sự hài lòng và gắn kết của học viên với chương trình đào tạo. Từ đó góp phần gia tăng trải nghiệm nhân viên trong tổ chức.

Learner Analysis được thực hiện dựa trên lý thuyết học tập cho người trưởng thành Adult Learning Theory.

Các thành phần chính của learner analysis

Đặc điểm nhân khẩu học (Demographic Characteristics): Bao gồm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nền tảng văn hóa, vị trí địa lý và các yếu tố khác liên quan đến học viên.

Kinh nghiệm và kiến thức (Experience and Knowledge): Đánh giá đối tượng người học thông qua kinh nghiệm làm việc và trình độ kiến thức hiện tại của người học liên quan đến chủ đề sẽ học.

Phong cách học tập (Learning Styles): Xác định cách thức mà người học thích tiếp thu kiến thức. Bạn có thể sử dụng mô hình VAK hoặc mô hình Honey and Mumford để xác định phong cách học tập.

Động lực học tập (Motivation): Tìm hiểu lý do và mục tiêu học tập của học viên, từ đó điều chỉnh phương pháp giảng dạy để tăng cường hiệu quả.

Thách thức và hạn chế (Challenges and Constraints): Xem xét các yếu tố có thể cản trở quá trình học tập, chẳng hạn như thời gian, địa điểm, khả năng sử dụng công nghệ hoặc các hạn chế về ngôn ngữ….

04 bước thực hiện learner analysis – phân tích người học

04 bước thực hiện Leaerner Analysis.

Bước 1: Thu thập thông tin
Phỏng vấn và khảo sát: Gặp gỡ hoặc phát phiếu khảo sát để thu thập thông tin về đặc điểm cá nhân, kinh nghiệm, và kỳ vọng của người học.
Quan sát: Theo dõi cách học viên tham gia vào các hoạt động học tập hiện tại để hiểu rõ hơn về phong cách học tập của họ.

Bước 2: Phân tích dữ liệu
Phân tích nhân khẩu học: Đánh giá nhu cầu đào tạo kèm các yếu tố như tuổi, giới tính, trình độ học vấn và vị trí địa lý của học viên.
Xác định phong cách học tập: Phân tích hành vi học tập, sau đó loại học viên dựa trên phong cách học tập của họ. Sử dụng mô hình VAK hoặc mô hình Honey and Mumford.

Bước 3: Xây dựng hồ sơ học viên
Tạo hồ sơ học viên: Dựa trên dữ liệu đã thu thập, xây dựng hồ sơ chi tiết cho từng nhóm học viên để làm cơ sở thiết kế chương trình đào tạo.

Bước 4: Áp dụng kết quả phân tích
Thiết kế bài giảng: Sử dụng hồ sơ học viên để thiết kế nội dung, phương pháp giảng dạy và các công cụ hỗ trợ phù hợp.
Đánh giá và điều chỉnh: Sau khi triển khai, cần liên tục đánh giá hiệu quả và điều chỉnh chương trình để phù hợp hơn với nhu cầu học viên.

Ví dụ áp dụng để phân tích người học hiệu quả

Bối Cảnh:
Bạn đang thiết kế một chương trình đào tạo quản lý cấp trung tại doanh nghiệp. Mục tiêu là giúp họ cải thiện khả năng lãnh đạo, quản lý thời gian và kỹ năng giao tiếp trong môi trường làm việc.

Thực hiện learner analysis theo 4 bước:

1. Thu thập dữ liệu

Khảo sát và phỏng vấn:

  • Gửi một bảng khảo sát trực tuyến cho các quản lý để thu thập thông tin về tuổi tác, kinh nghiệm quản lý, những thách thức hiện tại họ đang gặp phải trong công việc và hình thức học tập ưa thích.
  • Tiến hành một số cuộc phỏng vấn trực tiếp hoặc qua Zoom với các quản lý cấp cao hơn để hiểu rõ kỳ vọng của họ về kết quả mà chương trình đào tạo này sẽ mang lại cho đội ngũ quản lý cấp trung.
  • Quan sát: Bạn quan sát các quản lý trong các cuộc họp nhóm, phân tích hành vi học tập, qua đó nhận thấy rằng nhiều người gặp khó khăn trong việc phân bổ thời gian cho các nhiệm vụ quản lý và trong việc giao tiếp hiệu quả với các thành viên trong nhóm.

2. Phân tích dữ liệu
Xác định đặc điểm dân số học:

  • Tuổi trung bình: 35-45 tuổi, với khoảng 10-15 năm kinh nghiệm làm việc, nhưng chỉ có 3-5 năm kinh nghiệm trong vai trò quản lý.
  • Giới tính: 60% là nam, 40% là nữ, trong đó nhiều người mới chuyển từ vai trò chuyên môn sang vai trò quản lý.
  • Xác định phong cách học tập: Sử dụng mô hình VAK bạn biết được:

Visual Learners (Học qua hình ảnh): Nhiều quản lý thích sử dụng biểu đồ, sơ đồ tổ chức và tài liệu minh họa để nắm bắt thông tin.
Kinesthetic Learners (Học qua thực hành): Một số khác thích học thông qua các hoạt động thực hành, như tham gia vào các buổi mô phỏng hoặc role-play để cải thiện kỹ năng quản lý.

3. Xây dựng hồ sơ học viên

Tạo hồ sơ: Bạn phân loại các quản lý thành hai nhóm chính:

  • Nhóm 1: Quản lý mới, chưa có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo, cần phát triển mạnh về kỹ năng lãnh đạo và giao tiếp.
  • Nhóm 2: Quản lý có kinh nghiệm nhưng cần cải thiện kỹ năng quản lý thời gian và quản lý đội nhóm hiệu quả hơn.

Hồ sơ học viên chi tiết:

  • Nhóm 1: Quản lý mới cần chương trình đào tạo tập trung vào các kỹ năng cơ bản như giao tiếp, phân công công việc và ra quyết định.
  • Nhóm 2: Quản lý có kinh nghiệm hơn cần đào tạo nâng cao về quản lý thời gian, tối ưu hóa quy trình công việc và phát triển đội nhóm.

4. Áp dụng kết quả phân tích learner analysis

Thiết kế chương trình đào tạo:

  • Chương trình 1: Dành cho nhóm quản lý mới, tập trung vào các kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian và ra quyết định. Sử dụng các bài giảng video kết hợp với bài tập thực hành nhóm.
  • Chương trình 2: Dành cho nhóm quản lý có kinh nghiệm, với các chủ đề nâng cao như quản lý xung đột, cải thiện hiệu suất làm việc của đội nhóm và quản lý dự án. Chương trình này kết hợp các bài mô phỏng thực tế và thảo luận case study.
  • Đánh giá và điều chỉnh: Sau mỗi khóa đào tạo, bạn tiến hành đánh giá qua các bài kiểm tra ngắn và phản hồi từ học viên. Dựa trên phản hồi này, bạn điều chỉnh các buổi học tiếp theo, tăng cường các phần nội dung mà học viên cảm thấy cần thêm sự hỗ trợ.

Tạm kết về Learner Analysis – Hiểu người học để tối ưu hóa đào tạo

Trên đây là một vài thông tin về Learner Analysis – phân tích học tập để thiết kế chương trình đào tạo hiệu quả. Tin rằng nội dung bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của Learner Analysis trong thiết kế khóa học, từ đó đưa ra cải thiện tốt hơn cho công việc của mình.

Nội dung thuộc Tips for trainer – Nơi giúp bạn thao túng tâm lý học viên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *