Có lẽ triết lý sống Ikigai không phải là một thuật ngữ quá quen thuộc tại Việt Nam. Nhưng những năm gần đây, mô hình này ngày càng phổ biến hơn và được áp dụng rất nhiều trong môi trường doanh nghiệp, góp một thành công không nhỏ trong việc đánh thức tiềm năng của nhân viên.
Vậy thì chính xác Ikigai là gì, và áp dụng nó như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp tất tần tật cho các bạn về mô hình thú vị này nhé.
Ikigai là gì?
Ikigai là một triết lý sống của người Nhật, xuất hiện từ lâu đời. Dịch nghĩa ra tiếng Việt thì nó là “lý do tồn tại của bạn” hay “lý do để sống”. Từ “iki” trong tiếng Nhật mang ý nghĩa là “cuộc sống”, còn “gai” là chỉ “giá trị” hoặc “lý do”.
Theo một số lý luận, họ cho rằng ikigai là giao thoa của 4 vùng như sau: Những gì bạn yêu thích và đam mê, thứ bạn được trả tiền để làm, những gì bạn làm xuất sắc và thứ mà thế giới cần.
Tóm lại, triết lý sống Ikigai chính là chìa khóa để tìm ra mục đích hay giá trị của cuộc sống. Trong môi trường doanh nghiệp, nhà quản lý có thể áp dụng Ikigai như một phương thức để đánh thức tiềm năng của nhân viên, cũng như giúp họ tìm thấy niềm vui và giá trị của công việc.
Dưới đây là 04 bước để ứng dụng triết lý sống Ikigai trong việc đánh thức tiềm năng của nhân viên:
1. Đặt các câu hỏi đúng
Để giúp nhân viên tìm ra Ikigai của họ, nhà quản lý cần biết cách đặt câu hỏi đúng. Hãy luôn nhớ rằng, đích đến của buổi trao đổi này là giúp nhân viên tìm ra niềm vui trong công việc mà họ đang làm.
Xoay quanh 4 chủ đề: Công việc yêu thích, công việc mang lại thu nhập, điểm mạnh trong công việc, xã hội có cần công việc này. Bằng sự trải nghiệm hãy để nhân viên của bạn tự trả lời các câu hỏi và tìm ra đáp án của chính mình. Chính điều này sẽ là động lực mạnh mẽ để họ hoàn thành mục tiêu.
2. Thiết lập mục tiêu thông minh
Sau khi đã giúp nhân viên tìm ra Ikigai của họ. Đây là lúc bạn cần đồng hành và hỗ trợ nhân viên trong việc thiết lập các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Việc chia nhỏ mục tiêu sẽ giúp nhân viên dễ dàng thực hiện và tránh mất thời gian cho các công việc không đúng định hướng.
Bạn có thể sử dụng SMART – công cụ thiết lập mục tiêu thông minh. SMART là viết tắt của:
Specific: mục tiêu cần rõ ràng và cụ thể,
Measurable: có thể đo lường được,
Attainable: có khả năng thực hiện,
Relevant: có liên quan đến mục tiêu chung,
Time-based: ấn định thời gian hoàn thành.
3. Lập kế hoạch hiệu quả
Khi đã xác lập mục tiêu, bạn hãy bắt đầu hướng dẫn nhân viên lập kế hoạch các công việc để thực thi hiệu quả. Bạn có thể ứng dụng phương pháp lập kế hoạch 5W1H gồm:
What: điều cần làm.
When: thời điểm hoàn thành.
Why: tầm quan trọng của công việc
Who: ai là người thực hiện
Where: nơi triển khai
How: phương thức để tiến hành
Có thể bạn quan tâm: Kỹ Năng Lập Kế Hoạch Khoa Học & Hiệu Quả
4. Hành động – kiểm tra – phản hồi
Triết lý sống Ikigai nhấn mạnh sự hài hòa giữa giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Vì thế, hãy hành động và liên tục kiểm tra xem nó có đáp ứng được mong muốn của bản thân hay không.
Tất nhiên trong quá trình thực hành, nhân viên rất dễ gặp những khó khăn và cản trở. Lúc này, nhà quản lý có thể chia sẻ thêm về kinh nghiệm để nhân viên rút ra được bài học cho riêng mình.
Bên cạnh đó, trau dồi thêm kỹ năng phản hồi tích cực cho nhân viên sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ giúp nhà quản lý thành công hơn trên con đường tạo động lực cho đội nhóm của mình.
Tổng kết
Tạo được một bầu không khí “mỗi ngày đi làm là một niềm vui” sẽ là kết quả thành công nhất khi áp dụng triết lý sống Ikigai trong việc đánh thức tiềm năng của nhân viên.
Tuy nhiên, đây cũng là một quá trình dài và cần được tiếp diễn liên tục. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho công việc của bạn.
Có thể bạn quan tâm: Chương trình đào tạo Năng lực toàn diện cho quản lý