TÌM HIỂU 03 LOẠI KỸ NĂNG QUẢN LÝ DÀNH CHO MANAGER

3 loại kỹ năng quản lý

Bài viết giúp Doanh nghiệp hiểu rõ một Manager cần những loại kỹ năng quản lý nào? Kèm với đó là những ví dụ cụ thể giúp cung cấp góc nhìn thực tế.

Cấp Manager đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển đội ngũ và kết quả công việc của Doanh nghiệp. Chính vì vậy mà Manager cần phát triển toàn diện các kỹ năng quản lý để đảm bảo công việc được hoàn thành một cách xuất sắc.

Manager có kỹ năng quản lý tốt sẽ mang lại giá trị gì?

Để thực hiện hiệu quả công việc tại Doanh nghiệp, Manager phải sử hữu các năng lực cần thiết để giúp quy trình vận hành trở nên “trơn tru” hơn. Những kỹ năng quản lý này có thể được phát triển qua đào tạo lẫn kinh nghiệm thực tế. Đặc biệt, Manager cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm và tránh tối đa các tình huống khủng hoảng bất ngờ. Vì vậy mà Doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu với ít rủi ro nhất về con người lẫn công việc.

Manager có đầy đủ kỹ năng quản lý mang lại nhiều giá trị cho Doanh nghiệp
Manager có đầy đủ kỹ năng quản lý mang lại nhiều giá trị cho Doanh nghiệp

03 Loại kỹ năng quản lý dành cho cấp Manager

Theo nhà tâm lý học người Mỹ tên Robert Katz, hiện tại có 03 loại kỹ năng quản lý cơ bản:

1/ Kỹ năng chuyên môn (Technical Skills)

Kỹ năng chuyên môn yêu cầu Manager sở hữu các năng lực và kiến thức để sử dụng thành thạo những kỹ thuật nhằm đạt mục tiêu. Loại kỹ năng này không chỉ bao gồm những thao tác vận hành máy móc, phần mềm, công cụ sản xuất mà còn là kỹ thuật thúc đẩy sales, thiết kế sản phẩm độc lạ và tiếp thị hiệu quả.

2/ Kỹ năng nhận thức (Conceptual Skills)

Loại này gồm những kỹ năng liên quan đến kiến thức chuyên sâu và khả năng trừu tượng hóa để hình thành các ý tưởng đột phá. Với kỹ năng nhận thức tốt, Manager sẽ có khả năng bao quát toàn bộ khái niệm liên quan, phân tích và xác định chính xác vấn đề để tìm các giải pháp tối ưu. Ngoài ra, kỹ năng nhận thức giúp Manager dự đoán chính xác các rủi ro tiềm năng để giảm thiểu thiệt hại.

Kỹ năng nhận thức của Manager
Kỹ năng nhận thức của Manager

3/ Kỹ năng làm việc với con người (Interpersonal Skills)

Đây là loại kỹ năng yêu cầu Manager phải tương tác, làm việc và liên kết hiệu quả với người khác. Vì vậy, kỹ năng làm việc với con người giúp Manager có thể truyền động lực, cảm hứng để khai thác tối đa tiềm năng đội ngũ. Ngoài ra, với loại kỹ năng này, Manager có thể phối hợp tốt cùng các phòng ban khác để hoàn thành mục tiêu doanh nghiệp.

06 Ví dụ cụ thể về kỹ năng quản lý

Trong phần này, VMP Academy giới thiệu 06 ví dụ cụ thể về kỹ năng quản lý cần thiết để Manager hoàn thành tốt trách nhiệm:

1/ Lập kế hoạch (Planning)

Lập kế hoạch là kỹ năng rất quan trọng đối với một Manager chuyên nghiệp. Lập kế hoạch yêu cầu Manager phải thiết lập, sắp xếp danh sách các hoạt động một cách có logic và hiệu quả để đạt mục tiêu dự án với nguồn lực hạn chế.

Quy trình lập kế hoạch gồm cách bước cơ bản như định hình mục tiêu, phát triển chiến lược, liệt kê các công việc cần thiết và lịch trình hoàn thành từng hạng mục.

Để tìm hiểu kỹ hơn về kỹ năng này, quý Doanh nghiệp tham khảo tại: https://umm.edu.vn/tin-tuc/cach-lap-ke-hoach-va-quan-ly-thoi-gian-hieu-qua/

2/ Giao tiếp (Communication)

Kỹ năng giao tiếp có thể được xác định bởi khả năng truyền tải thông tin hiệu quả đến đội ngũ để đảm bảo tất cả công việc đều nằm trong kế hoạch.

Đặc biệt, quá trình giao tiếp một cách “trang trọng” liên quan trực tiếp đến công việc giúp Manager quản lý hiệu quả. Nhưng Manager còn phải truyền tải thông tin theo ngôn ngữ và tình huống ngoài công việc. Khi đó Manager sẽ gắn kết một cách hiệu quả với người khác.

3/ Ra quyết định hiệu quả (Decision-making)

Cấp Manager phải liên tục đưa ra những quyết định ngay lập tức khi các vấn đề phát sinh. Và đây cũng là kỹ năng quyết định sự hiệu quả trong công việc của một Manager. Theo đó, Manager cần sẵn sàng chịu 100% trách nhiệm với mỗi quyết định đưa ra.

Ra quyết định chính xác
Ra quyết định chính xác

4/ Ủy quyền (Delegation)

Ủy quyền là kỹ năng giao trách nhiệm của công việc nào đó cho đúng người để phân bổ và tối ưu quy trình làm việc. Kỹ năng ủy quyền giúp Manager tiết kiệm thời gian khi không phải “ôm đồm” quá nhiều hạng mục công việc. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên được ủy quyền cũng có cơ hội để nâng cao năng lực một cách toàn diện.

5/ Giải quyết vấn đề (Problem-solving)

Một người Manager phải có kỹ năng phân tích và giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc. Để có được kỹ năng này, Manager phải có khả năng thích nghi rất cao và sẵn sàng đối diện với bất kỳ tình huống nào. Khi đó, nhân viên cũng sẽ tin tưởng và tự tin hơn về năng lực của đội ngũ do Manager dẫn dắt.

6/ Tạo động lực (Motivating)

Kỹ năng tạo động lực yêu cầu Manager phải đưa lời khen mỗi khi đội ngũ có thành tích và kích hoạt năng lượng lúc họ thiếu tinh thần “chiến đấu”. Kỹ năng này cần linh hoạt điều chỉnh dựa vào văn hóa doanh nghiệp, đội nhóm, tính cách cá nhân của Nhân viên…

Vừa qua, VMP đã tổ chức một khóa đào tạo với chủ đề tương tự. Trong chương trình đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp Hyosung ngày 06/10/2020 mang tên “Planning and Time Management Skills“, chúng tôi giúp Học viên phát triển hai kỹ năng quan trọng của một Manager chuyên nghiệp là lập kế hoạch và quản lý thời gian hiệu quả.

"Planning and Time Management Skills" - Hyosung
“Planning and Time Management Skills” – Hyosung

Tham khảo các chương trình đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp của VMP Academy tại: https://vmptraining.com/dao-tao/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.