Phương pháp học tập ngược – Reverse Learning

Khám phá phương pháp học tập ngược - reverse learning
Khám phá phương pháp học tập ngược tại bài viết này.

Bên cạnh các phương pháp học tập hiệu quả như phương pháp Pomodoro, Tony Buzan, Spaced Repetition…. Phương pháp học tập ngược – reverse learning giúp người học tìm hiểu về khái niệm mới theo trình tự hoàn toàn khác so với phương pháp truyền thống. 

Reverse Learning cho phép người học tiếp cận kiến thức một cách chủ động. Người học được khuyến khích suy nghĩ, phân tích và tìm hiểu quy trình giải quyết vấn đề. Hôm nay, Tips For Learner sẽ giúp bạn tìm hiểu và áp dụng phương pháp này để học tập hiệu quả. Cùng xem nhé!

Bài viết này thuộc chuỗi Tips For Learner 

Bí quyết để việc học dễ như ăn bánh.

Khám phá Follow

Phương pháp học tập ngược là gì?

Phương pháp học tập ngược (Reverse Learning) mang đến trải nghiệm hoàn toàn mới cho người học. Thay vì bắt đầu bằng giải thích một khái niệm hoặc cung cấp các ví dụ cụ thể, đặc điểm của lớp học đảo ngược là bắt đầu bằng việc giúp người học tìm ra vấn đề của mình. Sau đó họ tự giải quyết vấn đề đó. Cuối cùng, Trainer sẽ bổ sung thêm các ý để người học có thể áp dụng thực hiện để giải quyết vấn đề.

Reverse Learning nhấn mạnh sự tham gia tích cực của người học.
Reverse Learning nhấn mạnh sự tham gia tích cực của người học.

Reverse Learning nhấn mạnh sự tham gia tích cực của người học trong việc tìm ra lời giải và hiểu rõ quy trình. Thay vì chỉ nhận thông tin được chuyển giao, người học được khuyến khích suy nghĩ, phân tích và tìm hiểu quy trình giải quyết vấn đề. Qua đó, tăng cường khả năng tư duy logic và khả năng sáng tạo. 

Phương pháp này cũng khuyến khích khả năng tự học và giúp người học áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế. 

05 bước áp dụng phương pháp Reverse Learning

Bước 1: Xác định mục tiêu học tập.

Đảm bảo rằng mục tiêu học tập được xác định rõ ràng để giúp người học tập trung vào những kỹ năng và kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề hoặc tình huống. 

Ví dụ về lớp học đảo ngược: Bạn tổ chức khóa Kỹ năng bán hàng, mục tiêu cuối cùng là giúp học viên hiểu và áp dụng các kỹ năng bán hàng hiệu quả như lắng nghe khách hàng, xác định nhu cầu và đề xuất giải pháp phù hợp….

Bước 2: Đặt vấn đề hoặc tình huống để giải quyết.

Trainer đặt ra vấn đề hoặc tình huống cụ thể, sau đó yêu cầu học viên thảo luận đưa ra các phương án giải quyết. 

Ví dụ: Tiếp nối ví dụ trên, bạn đặt ra tình huống bán hàng như sau: “Hãy tưởng tượng bạn là một nhân viên bán hàng trong cửa hàng thời trang và có một khách hàng đang tìm kiếm một bộ đồ mới cho một buổi tiệc. Hãy sử dụng kỹ năng bán hàng để tạo một trải nghiệm mua sắm tích cực cho khách hàng này”.

Bước 3: Bắt đầu brainstorming.

Sau khi đã có vấn đề, bạn bắt đầu cho học viên brainstorm để đưa ra các câu trả lời. Hãy khuyến khích người tham gia đưa ra các suy nghĩ tự do và không đưa ra lời đánh giá ngay từ ban đầu. Mục đích là để thu thập được càng nhiều đáp án càng tốt.

Ví dụ: Bạn yêu cầu học viên làm việc theo nhóm và đưa ra các cách để tăng trải nghiệm khách hàng như: lắng nghe nhu cầu của khách hàng, gợi ý các sản phẩm phù hợp, cung cấp thông tin về chất liệu và xuất xứ,…

Sau khi brainstorm, trình bày về giải pháp.
Sau khi brainstorm, trình bày về giải pháp.

Bước 4: Trình bày về giải pháp.

Sau khi brainstorm, hãy để học viên chọn ra một ý tâm đắt nhất và trình bày về nó. Bạn có thể gợi ý trình bày lời giải hoặc quy trình chính xác để giải quyết vấn đề. Lưu ý giải thích từng bước một và liên kết chúng với lý thuyết hoặc kiến thức liên quan. 

Ví dụ: Để tạo trải nghiệm mua sắm tích cực, bạn cần lắng nghe khách hàng và đặt các câu hỏi như “Bạn muốn một bộ đồ thể hiện phong cách nào?”. Sau đó, gợi ý các sản phẩm phù hợp dựa trên sở thích của khách hàng.

Bước 5: Tổng kết, sắp xếp logic và mở rộng kiến thức.

Sau khi trình bày về các khái niệm, hãy tiến hành tổng kết kiến thức và sắp xếp chúng theo trật tự logic sao cho các kiến thức có mối liên quan đến nhau. Việc này giúp người học dễ nhớ, dễ suy luận khi ôn tập lại. Bên cạnh đó, hãy cố gắng mở rộng cách ứng dụng kiến thức trong các tình huống liên quan khác.

Ví dụ: Bạn có thể khích lệ học viên khám phá và tìm hiểu các tình huống khác trong lĩnh vực bán hàng như: Xử lý các đối tượng khách hàng khác nhau, xử lý các tình huống phàn nàn,….

Lưu ý khi sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược

Reverse learning hiệu quả khi được áp dụng tại các khóa đào tạo trực tiếp.
Reverse learning hiệu quả khi được áp dụng tại các khóa đào tạo trực tiếp.

Phương pháp này sẽ hiệu quả hơn khi được áp dụng tại các khóa đào tạo trực tiếp và có người hướng dẫn. Trainer đóng vai trò là người đưa ra tình huống và yêu cầu học viên thảo luận, tìm giải pháp. Sau đó, đưa ra góp ý, điều chỉnh để học viên đi đúng hướng vào nội dung bài học. Khi áp dụng phương pháp này sẽ giúp giảng viên nhàn, học viên giỏi.

Tình huống phải thú vị. Nếu muốn học viên hào hứng tham gia và để phương pháp học tập ngược thành công, cần đưa ra tình huống thật thú vị. Bạn có thể chọn những vấn đề hoặc tình huống thực tế, gần gũi với người học để tạo sự hứng thú tham gia. 

Hỗ trợ cung cấp đầy đủ kiến thức để người học có thể áp dụng được. Hãy đảm bảo rằng Trainer cung cấp đủ thông tin xuyên suốt khóa học. Mục đích cuối cùng là để người học có thể hiểu và áp dụng kiến thức vào công việc.

Cuối cùng, hãy đảm bảo rằng phương pháp học tập ngược được hiệu chỉnh phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của người học. Cân nhắc độ tuổi, trình độ và khả năng của học viên để tạo ra trải nghiệm học tập phù hợp nhất.

Tạm kết về phương pháp học tập ngược – Reverse Learning

Trên đây là một số thông tin về phương pháp học tập ngược – Reverse Learning. Hy vọng rằng nó giúp ích được đến công việc và học tập của bạn.

Nội dung thuộc chuỗi Tips For Learner – Bí quyết để việc học dễ như ăn bánh. Follow website VMP Training để cập nhật thêm các bài viết mới nhất về chủ đề này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.