Visualize – phương pháp hình ảnh hóa để học hiệu quả

Khám phá phương pháp visualize tại bài viết này.
Khám phá phương pháp visualize tại bài viết này.

Phương pháp hình ảnh hoá hay visualize là phương pháp cho phép người học tưởng tượng ra mục tiêu, thành công và quá trình đạt được. Qua đó tiếp thêm động lực để tạo nên một kế hoạch học tập hiệu quả và gặt hái được thành công. 

Tại Tips For Learner tuần này, VMP sẽ giúp bạn tìm hiểu về phương pháp visualize và cách ứng dụng nó để học tập, làm việc thành công. Khám phá ngay nhé!

Bài viết này thuộc chuỗi Tips For Learner 

Bí quyết để việc học dễ như ăn bánh.

Khám phá Follow

Phương pháp hình ảnh hoá (visualize) là gì?

Phương pháp Visualize là một kỹ thuật sử dụng trí tưởng tượng để tạo ra hình ảnh trong tâm trí của chúng ta. Phương pháp này được phát triển bởi Gerald Epstein, tác giả của cuốn “The Healing Visualizations: Creating Health Through Imagery” vào những năm 1980. 

Kỹ thuật hình dung đã được chứng minh giúp cải thiện hiệu suất và phát triển cá nhân. Thông qua việc tưởng tượng cụ thể về một tình huống nào đó. Ví dụ, một cầu thủ tưởng tượng bản thân đang thực hiện một pha bóng hoàn hảo. Bằng cách tưởng tượng một cách sống động, cầu thủ cải thiện khả năng tập trung, tăng sự tự tin và cải thiện hiệu suất của mình trong trận đấu chính.

Phương pháp Visualize là kỹ thuật sử dụng trí tưởng tượng để tạo ra hình ảnh trong tâm trí.
Phương pháp Visualize là kỹ thuật sử dụng trí tưởng tượng để tạo ra hình ảnh trong tâm trí.

Trong học tập hoặc làm việc, bạn cũng có thể ứng dụng phương pháp hình ảnh hóa để phát triển cá nhân. Bằng cách tưởng tượng mục tiêu, sự thành công và quá trình đạt được, qua đó tăng cường động lực và tạo ra kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu này. 

Visualize cũng là một phong cách làm việc

Visualize cũng là một phong cách làm việc.
Visualize cũng là một phong cách làm việc.

Có 04 loại phong cách làm việc gồm: Executive (người chuyên môn); Organizer (người tổ chức); Planner (người lập kế hoạch); Visualizer (người trực quan). Mỗi phong cách làm việc đều có một đặc điểm riêng, cụ thể:

Executive (người chuyên môn): Phong cách làm việc này thường dành 1 tiếng để lên kế hoạch làm việc. Sau đó họ sắp xếp các đầu mục công việc, nghỉ xả hơi một chút rồi bắt đầu tập trung vào những công việc đơn giản.

Organizer (người tổ chức): Người thuộc nhóm này thường viết ra danh sách những công việc cần làm, làm tập trung trong tối đa hai tiếng, sau đó nghỉ xả hơi. Họ kết thúc ngày làm việc với những công việc dễ. 

Planner (người lập kế hoạch): Người thuộc nhóm này thường dành ra 1 tiếng để lên kế hoạch công việc, sau đó sắp xếp các đầu mục công việc, bắt đầu với công việc khó nhất và nghỉ xả hơi.

Visualizer (người trực quan): Nhóm người trực quan sẽ có cách làm việc hơi khác biệt so với các nhóm còn lại. Những người thuộc nhóm này sẽ bắt đầu ngày mới với việc xếp ưu tiên trong ngày, lên danh sách công việc, sử dụng phương pháp pomodoro để làm việc và kết thúc ngày với những công việc nhẹ nhàng.

Cách áp dụng phương pháp visualize vào học tập

Tưởng tượng mục tiêu

Trước khi bắt tay vào học tập, hãy tưởng tượng ra mục tiêu mà bạn muốn đạt được, viết nó xuống giấy. Hãy tưởng tượng cảnh khi bạn đạt được mục tiêu ấy, cảm xúc của bạn như thế nào, bối cảnh xung quanh ra sao. Hãy nghĩ như bạn đã đạt được mục tiêu ấy và đang ăn mừng chiến thắng. Tưởng tượng càng cụ thể càng tốt. Việc này sẽ giúp thúc đẩy cảm xúc tích cực và cho bạn một động lực lớn để bắt đầu. 

Ví dụ: Bạn bắt đầu tham gia khóa đào tạo nhân viên bán hàng. Bạn tưởng tượng mình sẽ là người tốt nghiệp với thành tích xuất sắc nhất và được vinh danh. Sau khóa học bạn áp dụng được những gì đã học và giúp bạn thăng tiến nhanh trong công việc. Bạn thấy sung sướng khi nghĩ về điều đó. Bạn tiếp tục nghĩ đến việc làm cách nào để đạt được điều đó. Bạn bắt đầu lên kế hoạch và thực hiện từng bước để đạt được viễn cảnh mà mình đã tưởng tượng ra.

Phương pháp hình ảnh hoá có 3 cách áp dụng
Có 03 cách áp dụng phương pháp visualize vào học tập.

Tự tạo hình ảnh trong quá trình làm việc

Khi bắt gặp một nội dung mới, hãy tưởng tượng và hình dung cách nó hoạt động. Cố gắng nghĩ đến những ví dụ cụ thể liên quan và cách nó có thể được áp dụng trong thực tế.

Ví dụ, bạn học được cách để mở đầu một buổi thuyết trình hiệu quả. Bây giờ hãy tưởng tượng nếu bạn đứng trong buổi thuyết trình của mình, bạn sẽ vận dụng các bước này như thế nào. Bước 1 bạn sẽ nói gì, cử chỉ tay ra sao,… Cách tưởng tượng như vậy giúp bạn diễn tập trước 1 lần trước khi bước vào thực tế. Khi thực hiện, bạn cũng có cảm giác quen thuộc hơn.

Sử dụng hình ảnh và biểu đồ

Trong quá trình học tập, bạn sử dụng hình ảnh và biểu đồ để tương trợ cho quá trình tưởng tượng hình ảnh. Ví dụ, bạn có thể tạo ra biểu đồ sơ đồ để mô phỏng các mối quan hệ và tương quan giữa các khái niệm. Hoặc sử dụng hình ảnh và hình vẽ để minh họa các quá trình phức tạp hoặc khái niệm trừu tượng.

Việc này giúp bạn dễ dàng hình dung và tưởng tượng hơn. Vì hình ảnh đã rõ ràng trên giấy chứ không còn trong trí óc. 

Lưu ý khi áp dụng phương pháp visualize

phương pháp hình ảnh hoá
Phương pháp visualize cần đi đôi với hành động.

Phương pháp visualize cần đi đôi với hành động. Phương pháp này chỉ là một bước giúp kích thích động lực học tập và giữ sự tập trung của bạn. Khi nghĩ đến kết quả đạt được, chính cảm xúc tích cực sẽ trở thành động lực giúp bạn hoàn thành mục tiêu học tập. Và điều quan trọng là bạn phải thực hiện việc học mới có thể gặt hái được thành công.

Kết hợp với phương pháp khác. Để thành công trong học tập, bạn cần kết hợp visualize với phương pháp học tập khác như: phương pháp Pomodoro, phương pháp đọc hiểu SQ3R, phương pháp đọc nhanh Tony Buzan, phương pháp ghi chép cornell,….

Tập trung vào chi tiết. Khi tưởng tượng, hãy cố gắng tập trung vào chi tiết để có hình ảnh sống động nhất có thể. Sử dụng tất cả các giác quan của bạn để kích hoạt trạng thái tưởng tượng mạnh mẽ. Điều này giúp tạo ra trải nghiệm tương tự như thực tế và tăng cường hiệu quả của quá trình tưởng tượng.

Tạm kết về phương pháp visualize

Trên đây là một số thông tin về phương pháp visualize – học thông qua tưởng tượng. Hy vọng rằng những liệt kê trên đây giúp ích được đến quá trình học tập và làm việc của bạn. 

Bài viết thuộc chuỗi Tips For Learner – Bí quyết để việc học dễ như ăn bánh. Hãy follow VMP Training để cập nhật các bài viết mới nhất về chủ đề này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.