LEARNER – CENTERED | PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM

lấy người học làm trung tâm

Learner – Centered hay còn gọi là phương pháp đào tạo lấy người học làm trung tâm. Đây là phương pháp phù hợp với nhu cầu và sở thích học tập của từng cá nhân. Trong xã hội học tập hiện đại như hiện nay, tập trung vào người học là điều cần thiết cho sự thành công của doanh nghiệp hay muốn đào tạo nhân viên. Phương pháp này được áp dụng trong rất nhiều chiến lược giáo dục, đào tạo khác nhau. 

Để hiểu hơn về Learner – Centered và làm cách nào lấy người học làm trung tâm, hãy xem hết bài viết dưới đây!

Learner centered – Phương pháp đào tạo khuyến khích sự tham gia và năng suất người học

Phương pháp lấy người học làm trung tâm xem học viên như những tác nhân tích cực. Thay vì tập trung vào giảng viên thì ngược lại, đặt học viên làm trọng tâm để phù hợp với nhu cầu và sở thích của từng cá nhân. Vì đa số học viên đều mang theo kiến ​​thức, kinh nghiệm quá khứ và suy nghĩ của riêng họ. Và điều này ảnh hưởng đến cách họ tiếp nhận thông tin mới và học hỏi.

Phương pháp đào tạo lấy người học làm trung tâm khuyến khích sự tham gia và năng suất của họ. Khi học viên cảm thấy được thừa nhận và quan tâm, việc tiếp nhận khối lượng thông tin sẽ tăng lên và họ ghi nhớ lâu hơn. Để học một kỹ năng, học viên phải trực tiếp tham gia. Không một giảng viên nào chỉ đứng nói với người học cách làm điều gì đó và mong họ rời khỏi lớp có thể làm được. 

Lấy người học làm trung tâm để lượng thông tin đào tạo được giữ lại nhiều nhất

Mỗi lĩnh vực đào tạo đều có những đặc điểm riêng, lượng kiến thức và cách thực hiện khác nhau. Tuy nhiên, một điểm chung thường thấy trong đào tạo là học viên càng tham gia nhiều hơn vào quá trình học tập, họ càng giữ được nhiều nhất khối lượng kiến thức khi trở lại làm việc. Phương pháp đào tạo lấy người học làm trung tâm nên áp dụng cho các học viên đến từ nhiều nơi, không cùng nền tảng và sở hữu những kỹ năng, năng lực khác nhau.

Tháp mức độ tiếp thu
Tháp mức độ tiếp thu

Khi áp dụng phương pháp này, lớp học trở nên năng động, các học viên tham gia tích cực và giảng viên dường như “nhàn” hơn. Việc tập trung vào người học giúp họ chủ động thực hiện, khám phá tiềm năng và tự do lựa chọn thứ mình muốn học. Áp dụng phương pháp này nhằm giúp chiến lược đào tạo hiệu quả hơn thông qua việc người học có thể làm được sau đó. Với tháp mức độ tiếp thu, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc truyền tải lượng lớn kiến thức đến người học. 

Xem thêm: Ứng dụng “Tháp mức độ tiếp thu” để tối ưu hiệu quả đào tạo.

05 hình thức tiếp cận lấy người học làm trung tâm

1. Thúc đẩy sự hợp tác bằng các hoạt động nhóm

Thúc đẩy hợp tác bằng các hoạt động nhóm
Thúc đẩy hợp tác bằng các hoạt động nhóm

Bằng cách đặt người học làm trung tâm, hãy cho họ được thể hiện nhiều hơn suy nghĩ, nhu cầu và mong muốn của bản thân thông qua hoạt động nhóm. Bạn có thể biến mình thành một huấn luyện trong các hoạt động tranh luận, hội ý tại lớp học. Chỉ đưa ra lời khuyên và sự khuyến khích khi thật sự cần thiết, thay vì trở thành một giảng viên chuyên độc thoại cho người học.

2. Để người học phát triển và xây dựng nội dung

Trước kia, giảng viên sẽ là người phát triển và xây dựng nội dung cho các buổi học. Thế nhưng với phương pháp lấy người học làm trung tâm, hãy cho các thành viên tham gia được đóng góp ý kiến về những gì họ sẽ học. Bằng cách tạo phiếu khảo sát trước khóa học hoặc diễn đàn để người học có thể đưa ra những điều họ mong muốn nhận được trong chương trình và từ giảng viên. Hãy cho học viên biết những chủ đề nào nên được đề cập, chú ý, quan tâm và khuyến khích họ nghiên cứu chúng.

3. Cho học viên thuyết trình trên sân khấu

Với ưu tiên hàng đầu là lấy học viên làm trung tâm, bạn hãy giao cho họ nhiều nhiệm vụ hơn. Thay vì tự trình bày tất cả nội dung từ đầu đến cuối, dễ gây nhàm chán cũng như khó tiếp thu, hãy để học viên được thuyết trình. Bằng cách yêu cầu người học của bạn phát triển các bài thuyết trình dựa trên nội dung chính của chương trình. Giảng viên cũng có thể gợi ý nếu người học gặp phải khó khăn. 

Nhờ việc tìm hiểu sâu các thông tin để có thể trình bày trên sân khấu khiến học viên ghi nhớ lâu hơn và có thể biết nhiều hơn so với kiến thức ban đầu. Hình thức này không chỉ giúp người học của bạn tìm hiểu chủ đề từ trong ra ngoài mà còn có cơ hội phát triển kỹ năng quan trọng khác tại nơi làm việc đó là thuyết trình.

4. Tổ chức các cuộc thi trong lớp học  

Đây là một hoạt động mang tính cạnh tranh lành mạnh. Bằng cách tổ chức những cuộc thi trong quá trình giảng dạy có thể thúc đẩy động lực các thành viên trong nhóm. Không nhất thiết bạn là người ra yêu cầu mà có thể để cả nhóm tự quyết định tính chất của cuộc thi và giải thưởng mong muốn, hoặc một lời tuyên dương.

5. Tổ chức hoạt động tranh luận 

Thực hiện hoạt động này bằng cách chia lớp học thành ba nhóm và luân chuyển vai trò giữa các nhóm. Một nhóm tranh luận về chủ đề mà giảng viên đưa ra, một nhóm lập luận để phản bác ý kiến đó và nhóm cuối cùng sẽ đánh giá. Tất cả các nhóm phải hoàn toàn tham gia vào chủ đề cho đến khi kết thúc và nên thoát khỏi cuộc tranh luận khi được thông báo. Hoạt động này có thể được áp dụng tại buổi đào tạo trực tiếp hoặc tổ chức trên các hệ thống học trực tuyến.

Bên cạnh phương pháp đào tạo lấy người học làm trung tâm, chúng tôi gợi ý thêm cho bạn 08 Phương pháp đào tạo hiệu quả nhất năm 2021.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.