Lý thuyết học tập dành cho người trưởng thành – Adult Learning Theory (ALT) là gì? | VMP Academy

Lý thuyết học tập dành cho người trưởng thành.

Adult Learning Theory hay còn được biết đến là lý thuyết học tập dành cho người trưởng thành, nhấn mạnh sự tự chủ của người học. Họ mong muốn tìm được giải pháp cho vấn đề đang gặp phải trong công việc và cuộc sống. Vậy, lý thuyết này do ai phát triển? Làm cách nào để ứng dụng lý thuyết này để tạo ra môi trường đào tạo người trưởng thành hiệu quả? Khám phá ngay tại bài viết này nhé!

Bài viết thuộc: Tips For Trainer

Chuỗi bài viết giúp bạn “thao túng tâm lý” học viên

KHÁM PHÁ FOLLOW

Nguồn gốc Adult Learning Theory

Adult Learning Theory (Lý thuyết học tập người trưởng thành) được phát triển bởi nhiều tác giả. Trong đó nổi bật nhất là Malcolm Knowles, một nhà tâm lý học người Mỹ. Ông là một trong những người tiên phong nghiên cứu về thuyết học tập cho người trưởng thành vào những năm 1968. Ông nhận ra rằng có những sự khác biệt quan trọng giữa việc học tập của người lớn và trẻ em. 

Người tiên phong nghiên cứu lý thuyết học tập dành cho người trưởng thành ALT.
Người tiên phong nghiên cứu lý thuyết học tập dành cho người trưởng thành ALT.

Vào đầu năm 1970, Malcolm Knowles chính thức công bố lý thuyết học tập dành cho người trưởng thành mang tên Andragogy. 04 đặc điểm quan trọng của thuyết này bao gồm: 

Mục tiêu học tập rõ ràng: Người lớn thường quan tâm đến các nội dung học tập có liên hệ trực tiếp đến công việc hoặc cuộc sống của họ. Mục tiêu học tập là để giải quyết các vấn đề cụ thể.

Tự chủ trong học tập: Người lớn thường tiếp cận với quá trình học tập một cách tự chủ. Họ quyết định sẽ học nội dung nào và phương pháp gì là phù hợp.

Kết hợp với kinh nghiệm sẵn có: Người trưởng thành thường muốn kết hợp kiến ​​thức mới vào kinh nghiệm hiện có, nhằm tạo ra được phương pháp thực hiện tốt hơn.

Tập trung vào giải pháp thay vì nội dung: Người lớn muốn tìm ra giải pháp cho vấn đề mình đang gặp phải. Họ sẽ hứng thú với các chương trình có cung cấp giải pháp công cụ rõ ràng thay vì lý thuyết chung chung. 

Đây cũng là 04 đặc điểm nổi bật nhất của lý thuyết học tập cho người trưởng thành được ghi nhận. Về sau, các tác giả khác dựa trên các đặc điểm này để nghiên cứu, phát triển thêm các lý thuyết liên quan. 

Tóm lại:

  1. Adult Learning Theory được phát triển bởi nhiều tác giả.
  2. Malcolm Knowles là một trong những người tiên phong nghiên cứu về lý thuyết này.
  3. 04 đặc điểm quan trọng của Andragogy: mục tiêu học rõ ràng, tự chủ, kết hợp kinh nghiệm và tập trung vào giải pháp thay vì nội dung.

Các thuyết liên quan đến Adult Learning Theory

Các lý thuyết liên quan đến ALT.
Các lý thuyết liên quan đến ALT.

Lý thuyết học tập dành cho người trưởng thành ALT được tạo nên bởi sự bổ sung của các lý thuyết, nguyên tắc dưới đây. Lưu ý rằng các lý thuyết không thay thế nhau, nó bổ trợ cho nhau. Trainer dựa trên các lý thuyết này để chọn ra phương pháp đào tạo người thành hiệu quả.

Andragogy: Thuyết học tập của người lớn, tập trung vào sự chủ động, kinh nghiệm và mục tiêu học tập của người học. Có sự nhấn mạnh vào việc áp dụng kiến thức vào các vấn đề thực tế.

Experiential Learning Theory: Học thông qua trải nghiệm, phản ánh và tổng kết để rút ra kiến thức.Gồm các giai đoạn: trải nghiệm, phản ánh, khám phá và áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế.

Activity theory: Học tập thông qua hoạt động có mục đích, tương tác với môi trường xung quanh, con người và công cụ. Kiến thức được xây dựng thông qua quá trình giải quyết vấn đề hoặc tình huống cụ thể.

Transformative Learning Theory: Thuyết học tập chuyển hóa, tập trung vào quá trình biến đổi ý thức và quan điểm của cá nhân. Thay đổi cách nhìn nhận thế giới, thách thức các giả định cũ và xây dựng hệ tư duy mới.

Self-Directed Learning Theory: Thuyết học tập tự định hướng. Người học tự lên kế hoạch, thực hiện và đánh giá quá trình học tập của mình.Trainer đóng vai trò hỗ trợ và tạo điều kiện.

Situated Learning Theory: Thuyết học tập theo tình huống. Kiến thức được lĩnh hội trong bối cảnh thực tế cụ thể. Học tập thông qua tham gia vào các hoạt động xã hội có ý nghĩa.

Social Learning Theory: Thuyết học tập xã hội. Người ta học thông qua quan sát, bắt chước và tương tác với người khác.

Cognitive Learning Theory: Thuyết học tập nhận thức. Thuyết này tập trung vào quá trình tư duy và hiểu biết. Phân tích cách mà cá nhân sử dụng kiến thức và nội dung để giải quyết vấn đề và tạo ra kiến thức mới.

Behavioral learning theory: Thuyết học tập hành vi. Tập trung vào việc học thông qua việc thay đổi hành vi. Việc hình thành hành vi thông qua khích lệ hoặc trừng phạt.

Constructivism: Thuyết kiến tạo chủ nghĩa. Người học chủ động xây dựng kiến thức dựa trên kinh nghiệm và hiểu biết sẵn có. Kiến thức không tĩnh tại mà liên tục được xây dựng và điều chỉnh.

Connectivism: Thuyết kết nối. Học tập trong kỷ nguyên số, tập trung vào việc kết nối thông tin từ các nguồn khác nhau, tạo ra mạng lưới kiến thức của riêng mình.

Learning curve theory: Lý thuyết đường cong học tập. Mô tả sự phát triển của kỹ năng hoặc hiệu suất qua thời gian.Thường biểu đạt dưới dạng đồ thị có thể thể hiện mức độ tiến triển. Đường cong lãng quên Ebbinghause cũng được xây dựng dựa trên thuyết này. 

Trainer cần làm gì để đào tạo người trưởng thành hiệu quả?

Dựa vào 04 đặc điểm quan trọng của lý thuyết nêu trên, Trainer cần làm tốt các việc sau để chương trình đào tạo người trưởng thành ALT trở nên hiệu quả:

Hiểu rõ đối tượng học viên của mình: Trước khi bắt đầu quá trình đào tạo, trainer cần tìm hiểu rõ về học viên của mình, bao gồm nhu cầu, vấn đề đang đối mặt, kinh nghiệm, và phong cách học tập của họ. Điều này giúp tạo ra một chương trình học tập cá nhân hóa  mô hình VAK và phù hợp với người trưởng thành. 

Tạo ra môi trường học tập tự chủ: Khác với giáo dục, để đào tạo người trưởng thành hiệu quả cần khuyến khích sự tham gia tích cực từ họ. Hãy tạo ra các hoạt động thảo luận, thực hành và các nhiệm vụ liên quan đến công việc thực tế. Đồng thời, hãy khuyến khích họ tự chủ trong việc đặt ra mục tiêu, lên kế hoạch học tập, khuyến khích tự học bằng các phương pháp chia sẻ tại tips for learner và đánh giá tiến độ của mình. Điều này giúp trainer tận dụng và phát huy tiềm năng của người học.

Cung cấp nội dung chương trình liên kết với thực tiễn: Như đã đề cập, người trưởng thành tìm kiếm chương trình học tập nhằm giải quyết các vấn đề họ đang gặp phải trong công việc và cuộc sống. Do đó, nội dung đào tạo cần giúp giải quyết vấn đề rõ ràng cho người học. Ví dụ, khóa Train The Trainer 3+ giúp người học khắc phục các tình trạng như: Không biết cách triển khai đào tạo thu hút, chưa biết cách soạn outline khóa học hấp dẫn,… Việc này sẽ giúp người học hứng thú hơn và hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc tham gia vào lớp, qua đó gia tăng động lực học tập.

Sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp: Người trưởng thành sẽ không thích một lớp học toàn lý thuyết vô bổ, thay vào đó, họ hứng thú với những lớp đào tạo kỹ năng. Hãy sử dụng phương pháp đào tạo phù hợp để người học được thực hành nhiều nhất. Tại các khóa học của VMP, chúng tôi sử dụng phương pháp Learning by doing 3V. Bạn có thể tham khảo thêm cách chèn game vào đào tạo thông qua bộ Ebook 70 Training Games.

Đưa ra phản hồi, gợi ý: Khi học viên thực hành, hãy đưa ra phản hồi hoặc gợi ý để họ tự tìm ra cách làm tốt hơn. Việc này không những giúp học viên tự nâng cao tư duy học tập, họ còn được tự chủ trong quá trình học. Trong trường hợp học viên không biết phải làm gì tiếp theo, bạn hãy làm mẫu, đưa ví dụ cụ thể để học viên có thể mường tượng việc đó làm như thế nào. Sau đó để họ thực hành lại. 

Tóm lại:

  1. Hiểu rõ đối tượng học viên của mình.
  2. Tạo ra môi trường học tập tự chủ.
  3. Nội dung liên kết thực tế.
  4. Sử dụng phương pháp dạy phù hợp.
  5. Đưa phản hồi, gợi ý.

Bạn sẽ làm gì để đào tạo người học trưởng thành hiệu quả?

Trên đây là một số thông tin về Adult Learning Theory là gì và cách ứng dụng để training hiệu quả. Bạn cảm thấy tâm đắc nhất nội dung nào? Bạn sẽ áp dụng gì để thực hiện đào tạo người trưởng thành hiệu quả hơn? Cùng comment phía bên dưới để thảo luận với VMP bạn nhé!

Nội dung thuộc Tips For Trainer – Chuỗi bài viết giúp bạn “thao túng tâm lý” học viên. Đừng quên truy cập vmptraining mỗi tuần để tham khảo thêm nhiều nội dung mới nhất về chủ đề này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.