Lãnh Đạo Tốt Là Người Biến Cảm Hứng Thành Bản Năng

[vc_row][vc_column][vc_column_text]Đối với người lãnh đạo không thể truyền cảm hứng và tin tưởng nhân viên, doanh nghiệp sẽ không đi đến thành công. Có thể nói, truyền cảm hứng để các nhân viên cùng đồng lòng phấn đấu vì một mục tiêu là nhiệm vụ tối quan trọng của lãnh đạo. Làm thế nào để truyền cảm hứng cho nhân viên? Đó là câu hỏi khó của không ít nhà lãnh đạo.  Nó cũng trở thành câu hỏi đầy nan giải mà các nhà Lãnh đạo của SVW đang lay hoay tìm cách giải quyết. Vào ngày 22/09 – 23/09/2019 tại Save Vietnam’s Wildlife – SVW, Ninh Bình sẽ diễn ra khóa đào tạo “Leadership Skills” do VMP nghiên cứu và xây dựng nên. Sau khóa đào tạo, các nhà lãnh đạo sẽ sở hữu các công thức, phương pháp để trở thành người “đầu tàu” hiệu quả.

Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Eleanor Roosevelt từng nói: “Một nhà lãnh đạo tốt là người biết truyền cảm hứng cho những người khác để họ có niềm tin vào nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo xuất sắc là người biết truyền cảm hứng cho những người khác để họ có niềm tin vào chính bản thân họ”[/vc_column_text][vc_single_image image=”6485″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text]

Truyền cảm hứng, điều kiện cần của người lãnh đạo

Trước khi truyền được cảm hứng đến nhân viên, lãnh đạo phải thể hiện được lòng đam mê, tinh thần nhiệt huyết trong chính công việc của mình. Muốn đem cảm hứng của mình đến với nhân viên, quản lý hãy biết tự truyền vào chính bản thân mình. Khi có cảm hứng, Điều đó sẽ “đốt cháy” đi sự lười nhác, chì trệ của bản thân và lan tỏa năng lượng với mọi người xung quanh. Từ đó tạo nên sự gắn kết, bền chặt với nhau. Nhưng để truyền cảm hứng cho người khác, khả năng thuyết phục là điều cần thiết. Lãnh đạo phải thuyết phục cấp dưới thấy được niềm đam mê, tầm nhìn, định hướng của mình là đúng đắn.

Nhà lãnh đạo biết truyền cảm hứng là người có khả năng đưa nhân viên vào chung một mục tiêu xây dựng tổ chức ngày càng phát triển hơn. Lãnh đạo theo kiểu ra lệnh và kiểm soát từ lâu đã trở nên lạc hậu. Thay vào đó, lãnh đạo hãy “xắn tay áo” tham gia và đóng góp vào kế hoạch, chiến lược của Doanh nghiệp. Nhờ vậy, khoảng cách giữa nhà lãnh đạo và nhân viên sẽ được gần hơn, còn sự gắn kết và tận tâm của nhân viên với Doanh nghiệp sẽ được nâng cao.[/vc_column_text][vc_single_image image=”6484″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text]

Đôi nét về SVW

Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Động vật hoang dã (viết tắt là SVW) được thành lập vào năm 2014, bắt nguồn từ quan hệ hợp tác với Vườn Quốc gia Cúc Phương trong công tác hỗ trợ quản lý và vận hành Chương trình Bảo tồn Thú ăn thịt và Tê tê (viết tắt là CPCP). Kể từ khi được thành lập, SVW đã được phát triển thành một tổ chức hoạt động trên quy mô quốc gia và toàn cầu nhằm bảo tồn các loài tê tê, thú ăn thịt nhỏ và các loài động vật hoang dã nguy cấp của Việt Nam. [/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.