LÃNH ĐẠO CHUYỂN ĐỔI: ĐÂU LÀ ĐÍCH ĐẾN

Lãnh đạo chuyển đổi

Lãnh đạo là một vai trò, một phẩm chất quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào. Phong cách lãnh đạo sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc tổ chức và cơ cấu nhân sự, đặc biệt trong bối cảnh biến động như hiện nay. Lãnh đạo chuyển đổi và giao dịch là hai trong số nhiều phong cách đang được các doanh nghiệp lựa chọn. Và bài viết này được tạo ra nhằm giúp các nhà quản lý hiểu cũng như lựa chọn phong cách lãnh đạo nào phù hợp với cơ cấu, năng lực nhân sự.

Xem thêm: Lãnh đạo là “Đầy tớ” của nhân viên

Lãnh đạo giao dịch – phong cách “đổi chác” để nhân viên hoàn thành nhiệm vụ

Lãnh đạo giao dịch (Transactional leadership) là một phong cách giúp nhà quản lý cung cấp cho nhân viên một thứ gì đó (tiền lương, vị trí, chính sách,…) mà họ muốn để đổi lấy việc hoàn thành nhiệm vụ như kỳ vọng của mình. Nhờ đó mà nhân viên có động cơ để tăng năng suất làm việc, đồng thời cố gắng để nhận được nhiều sự tín nhiệm của người đứng đầu.

Lãnh đạo giao dịch
Lãnh đạo giao dịch

Với phong cách lãnh đạo này, các nhà quản lý đặt nhân viên vào một guồng máy làm việc thay vì để họ tự giác. Bằng cách phân chia rõ các nhiệm vụ, giao việc kèm theo sự kiểm soát chặt chẽ, các nhà lãnh đạo sẽ thúc đẩy nhân viên nỗ lực hoàn thành công việc.

Lãnh đạo chuyển đổi – phong cách “nhìn thấu” những xu hướng trong tương lai

Lãnh đạo chuyển đổi (Transformational leadership) là phong cách giúp nhà quản lý tăng cường động lực, tinh thần và hiệu suất của cấp dưới thông qua một loạt các cơ chế, gắn kết cấp dưới với nhiệm vụ và bản sắc tập thể của tổ chức; truyền đạt cảm hứng; hiểu rõ điểm mạnh – điểm yếu của cấp dưới,…

Lãnh đạo chuyển đổi
Lãnh đạo chuyển đổi

Lãnh đạo chuyển đổi có thể xuất hiện ở mọi cấp bậc của tổ chức: các nhóm, phòng ban, bộ phận hoặc toàn bộ tổ chức. Những nhà lãnh đạo như vậy là những người có tầm nhìn, truyền cảm hứng, táo bạo, thích mạo hiểm và suy nghĩ chín chắn.

Lời giải cho nhà Quản lý thời kỳ biến động

Đối với một tập thể được triển khai theo phong cách ‘Lãnh đạo giao dịch’, chỉ có một nhà lãnh đạo trong một nhóm. Ngược lại, “lãnh đạo chuyển đổi” sẽ có nhiều hơn một nhà lãnh đạo trong một nhóm. Các nhà lãnh đạo giao dịch khác với lãnh đạo chuyển đổi cả về cấu trúc lẫn phương pháp. Nếu “giao dịch” nhấn mạnh trách nhiệm của cá nhân, thì lãnh đạo “chuyển đổi” đề cao sự phát triển chung của tập thể.

Lời giải cho nhà Quản lý thời kỳ biến động
Lời giải cho nhà Quản lý thời kỳ biến động

Nói một cách đơn giản, “lãnh đạo giao dịch” thường phụ thuộc vào những cá nhân có khả năng tự hoàn thành công việc khi có định hướng sẵn, đồng thời đặc biệt quan tâm về thưởng phạt. Và ngược lại sẽ tìm cách truyền cảm hứng và khích lệ nhân viên đưa ra ý kiến xây dựng tổ chức.

Lãnh đạo chuyển đổi lẫn giao dịch đều là những phong cách đạt được thành công khi áp dụng trong hầu hết các mô hình kinh doanh hiện. Tuy nhiên, không một phong cách nào phù hợp với tất cả các tình huống, vì vậy người đứng đầu phải có sự điều chỉnh cách tiếp cận để phù hợp với thực trạng của tổ chức.

Để thành công hơn nữa trên con đường quản trị nhân sự, bạn cần phát triển bộ kỹ năng cần thiết cũng như biết sáng tạo điểm nhấn đặc biệt cho bản thân. Hãy tham khảo thêm những giá trị đặc biệt hơn nữa tại: https://vmptraining.com/category/chia-se-kien-thuc/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.