QUẢN TRỊ BẢN THÂN – “THEN CHỐT” GIÚP QUẢN LÝ NHÂN VIÊN THÀNH CÔNG

Quản trị bản thân

Với vai trò là một người dẫn dắt đội nhóm, việc quản trị bản thân trước khi quản lý nhân viên sẽ giúp bạn có nhiều ảnh hưởng tích cực đến người khác và cơ hội thành công cao hơn. Nghe có vẻ dễ nhưng không phải ai cũng biết cách tự quản trị bản thân hiệu quả. Nhiều nhà quản lý muốn kiểm soát thật tốt nhân viên của mình thế nhưng chính họ lại chưa quản trị tốt bản thân của mình.

Đối với bất kỳ ai muốn thăng tiến trong công việc, hãy có cho mình những kỹ năng “then chốt” làm kim chỉ nam giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn. Bạn đã biết 05 kỹ năng giúp quản trị bản thân hiệu quả, nếu chưa hãy khám phá bài viết dưới đây!

Xem thêm: 7 Bước đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực

01. Quản trị bản thân và quản lý cảm xúc

Một người quản lý giỏi sẽ biết khi nào nên thể hiện và khi nào nên trì hoãn cảm xúc của bản thân. Quản lý cảm xúc chính là kiểm soát suy nghĩ, điều tiết sự tiêu cực và định hướng nó để không bị ảnh hưởng, chi phối và thể hiện ra bên ngoài. Đây là kỹ năng quan trọng mà nhà quản lý cần có để làm chủ các mối quan hệ xung quanh lẫn công việc, cuộc sống.

Quản lý cảm xúc bản thân
Quản lý cảm xúc bản thân

Mọi hành động của người dẫn dắt đều có ảnh hưởng rất lớn đến cả đội nhóm nên hãy biết tận dụng trí thông minh cảm xúc và suy nghĩ thật kỹ về hậu quả bất cứ việc gì trước khi làm. Cả lý trí và cảm xúc đều do bộ não điều khiển. Nên người quản lý nếu biết rèn luyện thì cảm xúc sẽ theo chiều hướng chỉ mang lại điều tích cực cho mình và những người xung quanh.

Xem thêm: Trainer Cao Văn Tài “Quản trị bản thân trước khi quản lý nhân viên”

02. Quản lý thời gian

Mọi người thường nghe nói “thời gian là tiền bạc”, thế nhưng không phải ai cũng biết sắp xếp và sử dụng sao cho hợp lý, hiệu quả. Đây cũng là vấn đề khó khăn đối với các quản lý khi đứng giữa lãnh đạo và nhân viên, họ thường chịu áp lực từ hai phía và phải ở lại làm thêm giờ để hoàn thành công việc.

Quản lý thời gian
Quản lý thời gian

Trong công việc và cuộc sống, người quản lý không biết sử dụng thời gian một cách hợp lý sẽ dẫn tới luôn cảm thấy mệt mỏi, áp lực đè nặng. Từ đó không hoàn thành công việc được giao cả về số lượng và chất lượng. Hãy sắp xếp công việc, đưa timeline cụ thể để hoàn thành đúng hạn. Bên cạnh đó, tận dụng thời gian rảnh để nghỉ ngơi, giải trí cũng giúp cho hiệu suất làm việc của bạn tốt hơn.

03. Quản trị lời nói

Giao tiếp bằng lời nói sẽ phát huy tối đa hiệu quả nếu sử dụng đúng thời điểm. Là người dẫn dắt đội nhóm, việc thể hiện lời nói và khả năng kiểm soát ngôn từ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu bạn làm không tốt, không những mất đi hình ảnh mà còn gây ra phản ứng trái ngược, khiến cấp dưới cảm thấy không được tôn trọng và bị coi thường.

Quản trị lời nói
Quản trị lời nói

Chính điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc cũng như thái độ, khiến động lực làm việc của nhân viên bị giảm sút. Ngoài ra, cuộc đối thoại chỉ nên tập trung vào ý chính, nói một cách cô động, súc tích và dễ hiểu để cấp dưới có thể ghi nhớ và nắm rõ nội dung trò chuyện. Hãy tận dụng thời gian để suy nghĩ kỹ trước khi nói, tránh gây ảnh hưởng đến người khác.

04. Quản trị suy nghĩ tiêu cực

Là một nhà quản lý, bạn nên biết cách làm thế nào để quản trị suy nghĩ của bản thân. Nếu không thoát ra khỏi những suy nghĩ hỗn độn, bạn sẽ bị chúng bóp nghẹt. Đôi khi, chú tâm để suy nghĩ một vấn đề nào đó nhưng không có lời giải đáp, đó chính là lúc bạn nên dừng lại. Suy nghĩ quá mức sẽ mang đến những khó khăn cho người quản lý, khiến mọi thứ trở nên phức tạp hơn.

Quản trị suy nghĩ tiêu cực
Quản trị suy nghĩ tiêu cực

Điều đó cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhân viên, cấp dưới của bạn. Hãy học cách kiểm soát và quản lý những suy nghĩ của bản thân. Nếu có quá nhiều suy nghĩ, hãy chọn ra 3 đến 4 cái bạn cho là quan trọng và ghi chú ra giấy. Tiếp đó, để bản thân được thư giãn bằng cách làm một việc khác. Khi đã lấy lại cân bằng, nhà quản lý sẽ dễ dàng tìm lại cảm hứng và đưa ra hướng giải quyết.

05. Quản lý năng lượng

Để có thể hoàn thành tốt công việc, người quản lý phải luôn duy trì nguồn năng lượng của bản thân. Khi có nhiều năng lượng, họ sẽ tăng khả năng để suy nghĩ, tập trung và cho ra những ý tưởng mới giúp tổ chức cũng như nhân viên phát triển hơn. Hơn thế nữa, người dẫn dắt đội nhóm nếu có nguồn năng lượng dồi dào sẽ truyền được cảm hứng và động lực cho cấp dưới.

Quản lý năng lượng
Quản lý năng lượng

Khi cả quản lý và nhân viên đều có nguồn năng lượng tích cực sẽ góp phần mang lại những kết quả tốt đẹp cho tổ chức. Hãy phân bổ năng lượng sao cho hợp lý và sử dụng chúng phù hợp để không bị rút cạn. Để quản lý năng lượng bản thân tốt nhất, hãy xác định việc nào là việc chính và quan trọng, giữ cho mình một tâm trạng thoái mái để duy trì mọi hoạt động.

Tham khảo thêm khung năng lực của quản lí cấp trung tại: https://umm.edu.vn/dao-tao-quan-ly-cap-trung/dao-tao-ca-nhan-public/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.