Giáo dục – Đào tạo – Huấn luyện có gì khác nhau?

Giáo dục - đào tạo - huấn luyện
Giáo dục – đào tạo – huấn luyện

Giáo dục – đào tạo – huấn luyện có gì khác nhau? Làm sao để triển khai khóa Giáo dục – đào tạo – huấn luyện chuyên nghiệp? Hãy đọc bài viết này.

Ở mỗi phần, VMP Academy cung cấp cho bạn quy trình tổ chức lớp Giáo dục, chương trình Đào tạo và buổi Huấn luyện chuyên nghiệp.

Nội dung bài viết:

[Giáo dục]: Tại sao cần? Tổ chức như thế nào?

Nên làm gì để hợp lý khi tổ chức giáo dục?
Nên làm gì để hợp lý khi tổ chức giáo dục?

1/ Tại sao cần Giáo dục?

Có một câu nói rằng: “Nếu bạn đưa cho người nghèo một con cá, họ sẽ ăn và xin tiếp. Nhưng nếu bạn cho cần câu và dạy cách câu cá thì họ sẽ tự kiếm ăn trong suốt cuộc đời.”

Giáo dục có tác dụng cung cấp cho Học viên một bức tranh tổng thể về công việc, lĩnh vực mà họ có thể sẽ làm việc trong tương lai.

Với nền tảng này, việc đào tạo tại doanh nghiệp sau này sẽ diễn ra nhanh và hiệu quả, bền vững hơn.

2/ 04 bước tổ chức lớp Giáo dục chuyên nghiệp

#Bước 1: Phân tích nhu cầu giáo dục

Bạn xác định mảng kiến thức mà Học viên cần tiếp thu như: xã hội, kinh tế, môi trường, địa lý… bằng bài kiểm tra và đánh giá.

#Bước 2: Lập kế hoạch giáo dục

Bạn tiếp nhận các thông tin từ bước 1. Sau đó bạn thành lập nhóm để lên mục tiêu giáo dục. Tiếp đến là phát triển các mô hình lý thuyết để phục vụ mục tiêu.

#Bước 3: Tổ chức lớp giáo dục

Đến bước này, bạn chia Học viên thành nhiều lớp khác nhau phù hợp với kế hoạch giáo dục dựa trên đặc điểm tính cách, nhu cầu. Tiếp đến là lựa chọn các giảng viên phù hợp. Sau đó là lựa chọn các tài liệu học viên phù hợp. Và cần có kế hoạch xử lý rủi ro phát sinh. Và tiếp đến là tiến hành lớp giáo dục.

#Bước 4: Đánh giá lớp giáo dục

Đánh giá lớp giáo dục là quy trình thu thập thông tin về hoạt động, đặc điểm, kết quả của chương trình để cải thiện các chương trình tương lai. 02 Câu hỏi mà bước này cần phải trả lời được: Lớp này diễn ra có hiệu quả? Trong tương lai có cần tổ chức tiếp không?

Xem thêm:  Check List tổ chức đào tạo – Kỹ năng cần thiết cho Training.

[Đào tạo]: Tại sao cần? Tổ chức như thế nào?

Tổ chức giáo dục ra sao
Đào tạo là gì? Tổ chức ra sao?

1/ Tại sao cần Đào tạo?

Đào tạo tập trung phát triển kiến thức lẫn kỹ năng – Học thông qua trải nghiệm (Learning by Doing). Trong khi Giáo dục thì chỉ cần nghe và biết kiến thức mới. Theo đó, đào tạo giúp Học viên có được những kỹ năng cần thiết để làm được công việc cụ thể một cách chính xác và hiệu quả thay vì chỉ biết lý thuyết như giáo dục.

Ngoài ra, đào tạo thường gắn liền với nơi làm việc và tình huống thực tế. Giáo dục thì tại lớp học và giả thuyết.

Tóm lại, giáo dục là “nghe và biết”; đào tạo là “hiểu và làm được”.

Xem chi tiết hơn: Khái niệm đào tạo – 6 kỹ năng cần thiết.

2/ 07 bước triển khai lớp Đào tạo chuyên nghiệp

#Bước 1: Đề xuất cho Line Manager

Bạn đề xuất thông tin chương trình đào tạo cho Line Manager. Sau khi được duyệt thì đi đến bước kế tiếp.

>>> Đào tạo Trainer.

#Bước 2: Gửi mẫu đánh giá năng lực cho Line Manager

Bạn thiết kế và gửi mẫu đánh giá năng lực cho Line Manager.

#Bước 3: Chốt danh sách Học viên đủ tiêu chuẩn

Bước này, bạn lựa chọn các tiêu chuẩn đủ để tham gia chương trình đào tạo. Theo đó, bạn lọc ra các Học viên đủ tiêu chuẩn tham gia chương trình.

#Bước 4: Đào tạo trên lớp (Học viên làm bài đánh giá năng lực ngay trước và sau khóa đào tạo)

Bạn cung cấp cho Học viên bài đánh giá năng lực ngay trước và sau đào tạo. Đây là thước đo cho bài báo cáo về hiệu quả đào tạo.

#Bước 5: Báo cáo sau khóa đào tạo

Bạn dựa trên thông tin của bài đánh giá trước và sau đào tạo để làm báo cáo. Đây là dữ liệu quan trọng nhất của quy trình này.

#Bước 6: Gửi mẫu đánh giá hành vi thay đổi sau đào tạo cho Line Manager

Bạn thiết kế và gửi mẫu đánh giá hành vi của Học viên thay đổi như thế nào sau đào tạo cho Line Manager.

#Bước 7: Kèm cặp trên công việc / Coach 1:1

Bạn tổ chức Kèm cặp trên công việc cho Nhân viên. Bạn có thể thuê các chuyên gia để thực hiện việc này ngoài Quản lý cấp trên.

Nội dung này được trích từ chương trình Train The Training Manager, tham khảo tại: https://trainingmanager.vmptraining.com/

[Huấn luyện]: Tại sao cần? Tổ chức như thế nào?

Tại sao cần tổ chức huấn luyện
Tại sao cần tổ chức huấn luyện?

1/ Tại sao cần Huấn luyện?

Trong khi đào tạo là 1 chiều thì Huấn luyện mang tính 2 chiều.

Cụ thể, người huấn luyện thực hiện bằng cách đặt ra những câu hỏi để nhân viên tự trả lời tìm giải pháp. Còn đào tạo thì kiểm soát bằng quy trình và nội dung có sẵn mà nhân viên không có cơ hội tìm kiếm kiến thức, kỹ năng khác. Theo cách hiểu này, huấn luyện giúp nhân viên tự khám phá các kiến thức, kỹ năng mới. Mục đích là để làm tốt hơn công việc hiện tại thông qua “tương tác và điều chỉnh”.

Ngoài ra, đào tạo là triển khai cùng một nội dung cho cả một nhóm người. Huấn luyện thì kèm cặp 1:1 với nội dung không soạn sẵn. Một đặc điểm nổi bật của huấn luyện là Nhân viên phải có kiến thức, kỹ năng nền tảng thì mới đủ khả năng trả lời các câu hỏi nhận được.

Thêm vào đó, giáo dục, đào tạo được tổ chức trong khoảng thời gian nhất định rồi kết thúc. Huấn luyện lại được diễn ra ngẫu nhiên hàng ngày trong quá trình làm việc.

Nếu bạn còn thắc mắc về Huấn luyện, xem chi tiết tại : Huấn luyện là gì?

2/ 08 bước V.M.P COACH tổ chức Huấn luyện chuyên nghiệp

#Bước 1: Verifying Situation – Xác định tình hình công việc

Bạn xác định tình hình công việc trong tuần/tháng trước của Nhân viên. Tiếp theo, bạn dự đoán các khó khăn của nhân viên và những gì họ cần hỗ trợ để thực hiện tốt công việc.

#Bước 2: Matching Objective – Thống nhất mục tiêu có liên quan

Bạn thống nhất mục tiêu của công ty, đội ngũ và bản thân nhân viên. Việc này sẽ giúp tất cả đi cùng 1 hướng.

#Bước 3: Prepare for a coaching session – Chuẩn bị cho cuộc huấn luyện

Trước khi bắt đầu, bạn tuyên bố lý do của buổi huấn luyện để Nhân viên hiểu được mục đích. Nếu Nhân viên không có thái độ hợp tác thì bạn cần dừng buổi huấn luyện.

#Bước 4: Conduct Coaching – Tiến hành cuộc huấn luyện

Khi tiến hành huấn luyện, bạn chỉ nên đặt câu hỏi, tập trung lắng nghe. Nếu nội dung bị lệch hướng, hãy điều phối để Nhân viên tập trung vào giải pháp cho vấn đề đang gặp phải.

#Bước 5: Open to Feedback – Đưa ra/ tiếp nhận phản hồi cởi mở và động viên

Tác dụng của phản hồi là bạn truyền động lực cho Nhân viên. Ngoài ra, bạn có thể cung cấp giải pháp hợp lý nếu Nhân viên nghĩ ra.

#Bước 6: Action Plan – Lên kế hoạch hành động tiếp theo

Đây là bước quan trọng nhất. Bạn giúp Nhân viên biến mọi giải pháp thành hiện thực bằng kế hoạch hành động rõ ràng.

#Bước 7: Conclusion – Tổng kết/ Kết luận

Bạn xác nhận lại kế hoạch hành động và giúp họ hiểu được giá trị của buổi huấn luyện.

#Bước 8: Hand over – Chuyển giao công việc

Bạn thông báo đã hoàn thành buổi huấn luyện nói rằng Nhân viên có thể tự làm được để giải quyết các vấn đề đang mắc phải.

Nội dung này được trích từ chương trình “Eight-Skill Coaching For Managers – Kỹ năng Huấn luyện và Kèm cặp Nhân viên”, tham khảo tại: https://coachingskills.vn/ky-nang-huan-luyen-va-kem-cap-nhan-vien/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.