Học tập cộng đồng (Collaborative learning) là phương pháp học viên làm việc cùng nhau để đạt mục tiêu chung. Điểm nổi bật của phương pháp này là gì, làm thế nào để ứng dụng hiệu quả? Xem ngay bài viết này.
Nội dung thuộc Tips For Learner – Bí quyết để việc học dễ như ăn bánh.
Phương pháp học tập cộng đồng Collaborative learning là gì?
Học tập cộng đồng (Collaborative learning) là một phương pháp học tập mà trong đó học viên làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu học tập chung. Thay vì học tập một cách cá nhân và tách biệt, các học viên sẽ chia sẻ kiến thức, kỹ năng và nguồn tài nguyên để cùng nhau giải quyết vấn đề hoặc hoàn thành nhiệm vụ. Học tập cộng đồng tập trung vào sự hợp tác, tương tác và chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên trong nhóm.
Một số cá nhân đặt nền tảng xây dựng nên lý thuyết này:
Lev Vygotsky: Nhà tâm lý học người Nga, nổi tiếng với thuyết Constructivism (Xây dựng kiến thức), đã đóng góp nền tảng cho học tập cộng đồng. Ông cho rằng việc học là quá trình xã hội và kiến thức được xây dựng thông qua tương tác với người khác.
John Dewey: Một nhà triết học và nhà giáo dục người Mỹ, ông là người đề xuất giáo dục thực tiễn và nhấn mạnh tầm quan trọng của trải nghiệm học tập trong cộng đồng. Ông tin rằng học tập hiệu quả xảy ra khi học viên tham gia tích cực vào quá trình học và tương tác với người khác.
David W. Johnson và Roger T. Johnson: Hai nhà giáo dục nổi tiếng với việc phát triển lý thuyết Cooperative Learning (Học tập hợp tác), là một nhánh của học tập cộng đồng. Họ nghiên cứu và phát triển các kỹ thuật giảng dạy giúp người học hoạt động cùng nhau trong nhóm.
Morton Deutsch: Nhà tâm lý học Mỹ, người đã nghiên cứu sâu rộng về mối quan hệ giữa hợp tác và cạnh tranh trong học tập, đóng góp vào sự phát triển của các phương pháp học tập cộng đồng.
05 điểm nổi bật của học tập cộng đồng (Collaborative learning)
Tương tác xã hội: Học tập cộng đồng tạo ra một môi trường trong đó học viên có thể tương tác và hỗ trợ lẫn nhau. Qua đó, họ có thể phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp, lắng nghe hiệu quả và làm việc nhóm.
Học qua chia sẻ: Học tập cộng đồng cho phép người học tiêp thu thêm kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm từ bạn bè trong nhóm, thông qua việc thảo luận và trao đổi ý kiến. Điều này giúp tăng cường khả năng tư duy phản biện và đa chiều.
Giải quyết vấn đề: Bằng cách làm việc chung, người học sẽ tiếp cận và giải quyết vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, giúp nâng cao khả năng phân tích và sáng tạo.
Tạo động lực: Học tập cộng đồng giúp tạo động lực mạnh mẽ vì mỗi người đều có trách nhiệm đóng góp vào thành công chung của nhóm. Cảm giác được đồng đội hỗ trợ và sự cam kết với nhiệm vụ chung thúc đẩy học viên tham gia tích cực hơn.
Xây dựng kiến thức chung: Mỗi thành viên đều đóng góp vào việc phát triển tư duy và kiến thức của nhóm. Những đóng góp cá nhân sẽ được tổng hợp để xây dựng giải pháp hoặc bài học chung.
05 bước ứng dụng Collaborative learning hiệu quả
1. Xác định mục tiêu học tập rõ ràng
Trước khi tham gia vào một cộng đồng học tập cụ thể, bạn cần xác định mục tiêu học tập cho bản thân thật rõ ràng. Bạn cần biết rõ bản thân muốn đạt được kết quả gì sau khi tham dự vào cộng đồng.
Để hỗ trợ phần này, bạn có thể tham khảo mục tiêu học tập SMART hoặc lập kế hoạch học tập hiệu quả với biểu đồ xương cá Ishikawa. Việc thiết lập mục tiêu cụ thể và đo lường được đảm bảo sự tập trung và định hướng trong suốt quá trình học tập.
2. Tham gia nhóm học tập cụ thể
Bạn có thể tham dự vào các hội thảo, workshop, diễn đàn, cộng đồng học tập hoặc khóa học đào tạo kỹ năng để có cơ hội tương tác, học hỏi từ các thành viên khác. Việc tham gia vào môi trường học tập mang tính tương tác giúp bạn có thể thảo luận về các vấn đề từng gặp phải và cách giải quyết, giúp nhau mở rộng hiểu biết và nhận thức.
Một số khóa học VMP tổ chức dành cho cá nhân bạn có thể tham khảo như:
Các khóa nâng cao năng lực đào tạo:
PDT – Ứng dụng công nghệ thiết kế khóa học.
Train The Trainer 3+ – Đào tạo giảng viên nội bộ số 1 Đông Nam Á.
Các khóa nâng cao năng lực lãnh đạo:
UMM – Đào tạo năng lực nền tảng cho quản lý cấp trung.
Coaching Skills For Manager – Kỹ năng huấn luyện kèm cặp nhân viên
Leading Emotional – Lãnh đạo đội nhóm bằng trí tuệ cảm xúc
3. Thiết lập vai trò và nhiệm vụ cụ thể
Khi bước chân vào một cộng đồng học tập, bạn cần biết rõ vai trò và nhiệm vụ của bản thân trong nhóm là gì. Để làm được điều này, trưởng nhóm cần phân công rõ ràng nhiệm vụ và vai trò cho mỗi thành viên trong nhóm, đảm bảo mọi người đều có trách nhiệm đóng góp và phát triển kỹ năng cá nhân.
Ví dụ: Bạn tham dự vào lớp Train The Trainer 3+, nhóm của bạn được phân công dùng ngôn ngữ hình thể để trình bày về một câu chuyện. Lúc này, trưởng nhóm sẽ phân đoạn và bạn là người phụ trách đoạn đầu tiên. Bạn thảo luận với mọi người về cách diễn đạt và ra dấu hiệu khi kết thúc phần của mình. Như vậy, bạn biết rõ vai trò và nhiệm vụ của bản thân trong hoạt động này. Tương tự, hãy phân công rõ vai trò và nhiệm vụ của các thành viên khi tham dự các nhóm học tập khác.
4. Tích cực giao tiếp và phản hồi liên tục
Để đạt được hiệu quả cao nhất khi áp dụng phương pháp học tập cộng đồng – Collaborative learning, bạn hãy trở thành cá nhân tích cực trong đội nhóm. Việc tích cực trao đổi, phản hồi liên tục với các thành viên giúp bạn củng cố kiến thức và học hỏi từ người khác. Hơn nữa, theo tháp mức độ tiếp thu, bạn sẽ nhận được 90% kiến thức khi teach back lại cho người khác.
Ngoài ra, bạn có thể tham gia một dự án thực tiễn tại công ty. Đây cũng là cách học tập cộng động (Collaborative learning) hiệu quả. Lúc này, bạn phải tương tác liên tục với đồng nghiệp, thảo luận và chia sẻ để tìm ra hướng phát triển hoặc giải quyết vấn đề cụ thể. Bằng cách này, bản thân bạn đang học và phát triển cùng với đội nhóm của mình.
5. Đánh giá sự phát triển cá nhân và nhóm sau khi hoàn thành
Sau khi hoàn thành một nhiệm vụ hoặc dự án, hãy thực hiện đánh giá kết quả mà nhóm của bạn đạt được so với mục tiêu đề ra ban đầu. Đồng thời, các cá nhân chia sẻ những điểm làm tốt và cần cải thiện.
Việc này giúp mỗi cá nhân trong đội nhóm tự nhìn nhận về kết quả học tập và phát triển của mình. Họ cũng đề xuất những điểm cải thiện để có thế phát triển cộng đồng theo hướng tích cực hơn trong tương lai, ví dụ như đưa ra những nguyên tắc nhất định để thành viên tuân theo, hoặc đơn giản hơn là thống nhất cách giao tiếp với nhau hiệu quả hơn…
Tạm kết về phương pháp học tập cộng đồng (Collaborative learning)
Trên đây là thông tin về phương pháp học tập cộng đồng (Collaborative learning). Tin rằng bài viết này đã giúp bạn có thêm ý tưởng để thực hiện việc học tập và phát triển bản thân hiệu quả. Nội dung thuộc Tips For Learner – Bí quyết để việc học dễ như ăn bánh.